Khởi nghiệp
Bức tranh lạc quan với startup Đông Nam Á thời kỳ hậu Covid-19
Dù ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng các quỹ đầu tư cũng như các startup đều lạc quan trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Những chỉ số lạc quan
Bất chấp dịch bệnh Covid-19 hoành hành, vốn đầu tư vào các startup trong khu vực Đông Nam Á vẫn tăng cao chưa từng thấy. Trong nửa đầu năm nay, các thương vụ gọi vốn vẫn diễn ra và đạt giá trị 11,7 tỷ USD, theo một báo cáo của DealStreetAsia.
Trước đó, tổng giá trị thương vụ trong 6 tháng đầu năm 2020 và 2019 lần lượt là 5,1 tỷ USD và 4,6 tỷ USD. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư đang nỗ lực rót vốn để khai thác các tiềm năng thị trường có được dưới những tác động của Covid-19.
"Các nhà quản lý quỹ và các công ty khởi nghiệp đã có khoảng thời gian thích nghi với trạng thái bình thường mới, và hiện cũng được trang bị tốt hơn để đối phó với hậu quả của đại dịch", Andi Haswidi - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của DealStreetAsia cho hay.
Tổng số lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2021 đạt 442, so với với 330 giao dịch vào cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng nhiều hơn 254 giao dịch của nửa đầu năm 2019.
Có những lĩnh vực đã phát triển nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch, chẳng hạn như fintech, thương mại điện tử, công nghệ y tế và logistics - những lĩnh vực này được sẽ vẫn tiếp tục thu hút thêm quỹ đầu tư để mở rộng trong thời gian tới.
Singapore chiếm một nửa tổng giá trị các thương vụ trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, nước này thu hút 2,85 tỷ USD cho 113 thương vụ vào quý 2, không chênh lệch nhiều so với 2,97 tỷ USD cho 111 thương vụ trong quý đầu tiên.

Kỳ lân sinh ra trong đại dịch
Gần đây, fintech Nium của Singapore vừa trở thành kỳ lân sau khi huy động được hơn 200 triệu USD. Nium đạt giá trị một tỷ USD sau vòng gọi vốn Series D do Menlo Park, Riverwood Capital LLC có trụ sở tại California, Mỹ dẫn đầu.
Phần mềm của Nium giúp các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trực tuyến dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, startup này cũng cho phép các doanh nghiệp gửi tiền và phát hành thẻ tín dụng vật lý và thẻ tín dụng ảo.
Tại Việt Nam, VNLIFE - công ty mẹ của fintech VNPAY cũng thông báo huy động được hơn 250 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, dẫn đầu là các nhà đầu tư gồm General Atlantic và Dragoneer, cùng với sự tham gia của PayPal Ventures và EDBI.
Trước đó, Google, Temasek và Bain & Company từng nhận định, VNLIFE đã chạm tới ngưỡng kỳ lân với mức định giá trên 1 tỷ USD. VNLIFE bao gồm một hệ sinh thái công nghệ, thương mại, dịch vụ, thanh toán với nhiều công ty thành viên.
Ngoài trụ cột là ứng dụng thanh toán, VNPAY, còn có VNTravel, Mytour, Teko, Phong Vũ, Sapo, POS365, iCheck, VnInvoice cùng một số công ty thành viên tại Singapore, Myanmar, Campuchia.
Một startup khác của Việt Nam cũng đang tiến sát tới ngưỡng kỳ lân là sàn thương mại điện tử Tiki. Thông qua vòng đầu tư Series E, Tiki đang được định giá khoảng 741 triệu USD.
Với việc thành lập pháp nhân Tiki Global tại Singapore, Tiki còn muốn phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại nước ngoài để tiếp cận thêm nguồn vốn.

May mắn có mỉm cười với số đông?
Số liệu được cập nhật từ Tổng cục Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 (25,5%) với 79,7 nghìn doanh nghiệp.
Trong đó, gần 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,6%; 11,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%.
Những doanh nghiệp non trẻ, hừng hực khí thế khởi nghiệp vừa gia nhập thị trường đã phải đối mặt với môi trường đầu tư, nhu cầu người dùng thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, tình trạng thiếu vốn, kêu gọi đầu tư không còn thuận lợi và những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới khiến không ít startup rơi vào cảnh lao đao.
Ở khía cạnh tích cực, các chuyên gia cho rằng thế mạnh của các startup Việt Nam là sự sáng tạo và khả năng học nhanh. Theo đó, công nghệ và những giải pháp thông minh như áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng mới, cần các startup nắm bắt kịp thời khi Covid-19 đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Cơ hội vẫn sẽ mở ra cho những startup biết thích nghi, có đủ kỹ năng để vươn lên trong tình huống khó khăn. Điển hình như trong Shark Tank mùa 4, các startup đến chương trình đều thành lập vào giai đoạn 2019, 2020 - ngay trong thời điểm Covid-19.
Kinh tế khó khăn nhưng tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam vẫn rất đáng khâm phục. Đó cũng là lý do cho thấy dù ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng các quỹ đầu tư cũng như các startup đều lạc quan trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu
Tiki tiến gần hơn đến ngưỡng startup Kỳ Lân
Thông qua vòng đầu tư Series E, Tiki đang được định giá khoảng 741 triệu USD, tiến sát tới ngưỡng startup Kỳ Lân (các startup có định giá trên 1 tỷ USD).
Chuỗi phòng khám Nhi Đồng 315 gọi vốn để tăng tốc
Ra mắt vào tháng 6/2019, hiện tại chuỗi Nhi Đồng 315 đạt quy mô 14 phòng khám tại TP. HCM, cùng ứng dụng đặt lịch khám và hệ thống lưu trữ hồ sơ sức khỏe cho khách hàng.
Gojek ra mắt dịch vụ gọi xe ô tô giữa tâm dịch
GoCar là dịch vụ thứ tư của Gojek tại thị trường Việt Nam, sau dịch vụ chở khách (GoRide), giao hàng (GoSend) và giao nhận đồ ăn trực tuyến (GoFood).
8 startup nhận đầu tư 50.000 USD từ VSV Capital
8 startup tiềm năng nhất chương trình tăng tốc khởi nghiệp VSV Capital Accelerator năm thứ bảy được nhận khoản đầu tư vốn mồi lên tới 50.000 USD
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.