Các hãng hàng không cần hơn 30.000 tỷ đồng để vượt dịch

An Chi Thứ năm, 30/09/2021 - 09:48

Hiện nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất Việt Nam đã lên tới 36.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hàng không Việt Nam đang rất cần vốn.

Doanh nghiệp đã "cạn" sức chịu đựng

Đại dịch Covid- 19 đã làm cho ngành hàng không thế giới suy giảm ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử. Với ngành hàng không Việt Nam, những tác động này còn nghiêm trọng hơn nhiều do nội lực của các hãng hàng không và sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế. 

Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, dịch bệnh đặc biệt giãn cách  xã hội làm hoạt động của các hãng hàng không bị đình trệ. Điều này vừa gây thiệt hại cho các hãng, vừa ảnh hưởng dây chuyền tới các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng liên quan đến ngành hàng không.

Số lượng chuyến bay và hành khách 6 tháng đầu năm 2021 giảm 60-70% so với thời điểm trước dịch. Đặc biệt từ cuối tháng 5 đến nay, doanh thu ngành hàng không giảm 80-90%. Hiện, các đường bay thương mại trong nước và quốc tế đều đã bị dừng. Đường bay quốc tế chắc chắn phải hàng năm nữa mới có thể được khôi phục trở lại và có thể phải mất nhiều năm mới đạt lại mức trước dịch.

Ngành hàng không vẫn 'ngóng' giải cứu

Sự suy giảm mạnh mẽ diễn ra với hầu hết các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, với Vietnam Airlines, trong 2 tháng đầu năm, vốn là thời kỳ cao điểm vận chuyển hàng không do dịp Tết, song khách quốc tế đã giảm hoàn toàn, lượng hành khách vận chuyển nội địa giảm 16,1% so với 2019 và giảm 24,5% so với năm 2020.

Đối với VietJetAir, năm 2020, doanh thu của hãng bay này đã giảm 63%, khối lượng vận chuyển hành khách 6 tháng đầu năm 2021 giảm trên 60% so với 2019; doanh thu trong thời kỳ cao điểm hè 2021 giảm tới 90% so với 2020. Hiện công ty đang phải gánh các khoản nợ phải trả trong thời gian phải dừng và giảm số chuyến bay do dãn cách xã hội, trong đó có những khoản phải trả do thanh toán các trái phiếu dài hạn với lãi suất cao.

Từ năm 2020 đến nay, Bamboo Airways cũng ước tính thiệt hại doanh thu gần 16.000 tỷ đồng (năm 2020 là 9000 tỷ đồng; 8 tháng năm 2021 là 6.500 tỷ đồng). Năm 2020, sản lượng khai thác của Pacific Airlines cũng chỉ đạt 38,8%, doanh thu chỉ đạt 30% so với năm 2019; 8 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng 30,4%, doanh thu chỉ bằng 13% so với năm 2019.

Nhiều khoản chi phí cố định vẫn phải chi trả trong khi doanh thu giảm khiến cân đối dòng tiền của các hãng hàng không khó được đảm bảo, nhiều khoản nợ không thể được thanh toán đúng hạn. Mỗi ngày, các hãng hàng không phải chi trên 100 tỷ đồng trong thời gian máy bay phải ngừng bay, nằm tại các sân bay từ 80-90%.

Mỗi tháng Vietjet phải trang trải 3 tỷ đồng tiền lương và 80 tỷ đồng tiền thuê máy bay, trả lãi vay ngân hàng, thanh toán cho các dịch vụ đầu vào cố định, duy tu, bảo dưỡng máy bay. Tổng các khoản nợ quá hạn và vay ngắn hạn của VietJet lên tới nhiều ngàn tỷ đồng.

Việc dịch bệnh kéo dài vượt mọi dự đoán, số đợt bùng phát dịch trong thời gian gần đây có xu hướng gần nhau hơn và thời gian ngừng hoạt động do các đợt bùng phát có xu hướng kéo dài, phức tạp hơn đã dần trở nên vượt quá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp.

Cần hỗ trợ về vốn

Trước những khó khăn rất lớn của ngành hàng không, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam vừa có kiến nghị gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nhu cầu cần hỗ trợ của ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Theo đó, hiện nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất Việt Nam đã lên tới 36.000 tỷ đồng (riêng Vietnam Airlines 20.000 tỷ đồng). Để cân đối dòng tiền không bị phá vỡ, Vietnam Airlines cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi 10.000 - 12.000 tỷ đồng, Vietjet đề nghị hỗ trợ khoản vay tín dụng trên 10.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn từ các ngân hàng thương mại như đã áp dụng Vietnam Airlines và khoản tín dụng ưu đãi lãi suất thời gian 3 - 4 năm.

5 khuyến nghị về tăng hiệu quả các gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng

Bamboo Airways cũng đề nghị được vay 5.000 tỷ đồng dưới hình thức tái cấp vốn từ các ngân hàng thương mại như đã áp dụng Vietnam Airlines và khoản tín dụng dài hạn với lãi suất và điều kiện ưu đãi.

Bên cạnh đó, Pacific Airlinnes cần vay 5.700 tỷ đồng để phục hồi sản xuất, trong đó cần ngay trong năm 2021 và đầu năm 2022 ít nhất là 2.000 tỷ đồng. Vietravel đề nghị cho vay 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ dài hạn. Tổng nhu cầu theo đề xuất của các doanh nghiệp là trên 30.000 tỷ đồng

Trên cơ sở báo cáo đề xuất của các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đề xuất 2 gói vay dành cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đề nghị áp dụng cơ chế tái cấp vốn vay lãi suất 0% như đã áp dụng với Vietnam Airlines cho các hãng hàng không khác với quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng, thời hạn tối đa 3 năm.

Thứ hai, hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các hãng hàng không thuộc hiệp hội được vay gói hỗ trợ 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (ngân sách cấp bù lãi suất 4%), thời hạn: 3-4 năm.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, đây là những giải pháp vô cùng cấp bách nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp hàng không vượt qua khó khăn, thách thức trước mắt; giúp ngành hàng không sớm hồi phục, tăng tốc sau dịch. Sự hồi phục của ngành hàng không sẽ đóng góp cho nền kinh tế, hoàn trả ngân hàng và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.

Sớm áp dụng hộ chiếu vắc xin để 'cứu' ngành hàng không đang suy kiệt

Sớm áp dụng hộ chiếu vắc xin để "cứu" ngành hàng không đang suy kiệt

Tiêu điểm -  3 năm
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm nới lỏng quy định về đi lại, cách ly đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và áp dụng hộ chiếu vắc xin để giải cứu ngành hàng không đang ngày càng suy kiệt do dịch bệnh.
Sớm áp dụng hộ chiếu vắc xin để 'cứu' ngành hàng không đang suy kiệt

Sớm áp dụng hộ chiếu vắc xin để "cứu" ngành hàng không đang suy kiệt

Tiêu điểm -  3 năm
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm nới lỏng quy định về đi lại, cách ly đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và áp dụng hộ chiếu vắc xin để giải cứu ngành hàng không đang ngày càng suy kiệt do dịch bệnh.
'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch

'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch

Tiêu điểm -  3 năm

Hộ chiếu vaccine chính là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp hàng không, du lịch trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

'Át chủ bài' để mở cửa du lịch, hàng không nội địa

'Át chủ bài' để mở cửa du lịch, hàng không nội địa

Tiêu điểm -  3 năm

Không chỉ đợi để đón khách du lịch quốc tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có kế hoạch dùng hộ chiếu vaccine để phục hồi ngay lập tức thị trường hàng không và du lịch nội địa.

Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

Tiêu điểm -  3 năm

Chính sách giá sàn vé máy bay được đề xuất áp dụng trong 12 tháng nhằm giải quyết khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các hãng hàng không, song kinh nghiệm quốc tế cho thấy, điều này là chưa phù hợp, không cần thiết và ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.

Ngành hàng không vẫn 'ngóng' giải cứu

Ngành hàng không vẫn 'ngóng' giải cứu

Tiêu điểm -  3 năm

Các chính sách hỗ trợ ngành hàng không hiện rất chậm và có khoảng cách lớn so với nước ngoài.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  5 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  3 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  4 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  5 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  16 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  23 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.