Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

An Chi Thứ sáu, 10/09/2021 - 11:48

Chính sách giá sàn vé máy bay được đề xuất áp dụng trong 12 tháng nhằm giải quyết khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các hãng hàng không, song kinh nghiệm quốc tế cho thấy, điều này là chưa phù hợp, không cần thiết và ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.

Khuyến mại, kích cầu là tự do kinh doanh của doanh nghiệp

Áp giá sàn vé máy bay từ 320 nghìn đồng trong 1 năm

Cục Hàng không Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông vận tải dự thảo Thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Theo đó, cục này đề nghị áp mức giá sàn vé máy bay tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định.

Với đường bay dưới 500km, mức giá tối thiểu đề nghị áp dụng với nhóm đường bay phát triển kinh tế, xã hội là là 320.000 đồng/vé/chiều, tối đa là 1,6 triệu đồng vé/chiều. Nhóm đường bay khác dưới 500km, mức giá tối thiểu là 340.000 đồng, tối đa là 1,7 triệu đồng.

Với đường bay từ 500 - 850km trở lên, mức giá tối thiểu là 440.000 đồng và tối đa 2,2 triệu đồng. Đường bay từ 850km - dưới 1.000km, mức giá tương ứng là 560.000 đồng và tối đa 2,79 triệu đồng. Đường bay từ 1.280km trở lên, mức giá tối thiểu là 750.000 đồng, tối đa là 3,75 triệu đồng.

Hàng không Việt trước nguy cơ cạn kiệt dòng tiền ngay sau Tết

Lý giải về đề xuất này, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giai đoạn từ đầu năm 2020 đến nay, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến sản lượng vận chuyển hàng không sụt giảm mạnh. Hàng không không khai thác toàn bộ các chuyến bay quốc tế, trong khi các chuyến nội địa cũng bị cắt giảm hoặc lượng khách giảm đáng kể.

Trong khi đó, các hãng hàng không vẫn phải duy trì đội máy bay với số lượng tương đương, thậm chí lớn hơn số lượng máy bay năm 2019. Doanh thu sụt giảm mạnh trong khi chi phí giảm không đồng tốc với doanh thu dẫn đến các hãng hàng không bị đứt gãy dòng tiền thanh toán.

Đây là những nguyên nhân chính căn bản trực tiếp tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vận chuyển hàng không gây nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của các hãng hàng không. Các hãng hàng không đã liên tục hạ giá bán, để tối đa hóa hiệu suất sử dụng ghế trên máy bay, tạo dòng tiền duy trì hoạt động kinh doanh.

Vì thế, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất áp giá sàn vé máy bay như một chính sách áp dụng mang tính khẩn cấp, tạm thời nhằm giải quyết các khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khung giá trên sát với thực tế về mặt bằng chi phí bình quân của các hãng hàng không Việt Nam; xấp xỉ mức giá cơ bản của dịch vụ đường sắt (ghế ngồi mềm điều hòa) và ngang bằng với dịch vụ vận chuyển đường bộ. 

Mặc dù là giải pháp mang tính chất tình huống, chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, tuy nhiên Cục Hàng không cũng thừa nhận, chính sách này còn tồn tại các bất cập, hạn chế cơ bản, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chính sách này gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các hãng hàng không, hạn chế tính cạnh tranh trong thị trường kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa do với cùng một mức giá tối thiểu người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn hãng hàng không có điều kiện dịch vụ tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, hiện nay các hãng hàng không đều gặp khó khăn chung do nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sụt giảm mạnh, việc đặt ra quy định về mức giá tối thiểu có thể gây cản trở cho nỗ lực kích cầu của các hãng hàng không.

Về phía người tiêu dùng, đây cũng là chính sách sẽ gặp phải những phản ứng từ dư luận do làm hạn chế khả năng tiếp cận của một bộ phận người tiêu dùng khi tham gia vận chuyển bằng đường hàng không với những mức giá ưu đãi như hiện nay.

Chính vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, đây là chỉ là chính sách mang tính chất giải quyết tình huống nên trước mắt. Thời gian áp dụng chính sách mức giá tối thiểu là 12 tháng đến khi thị trường hàng không nội địa phục hồi. Việc thị trường này phục hồi sớm hơn thị trường hàng không quốc tế và việc phục hồi hoàn toàn trong năm 2023 là khả thi.

Nếu sau thời gian này, thị trường nội địa tiếp tục gặp khó khăn như giai đoạn năm 2021, việc xem xét kéo dài chính sách giá sàn hoàn toàn có thể thực hiện tiếp. Bên cạnh đó các chính sách về giảm giá phí trong lĩnh vực hàng không đã được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính triển khai thực hiện cũng áp dụng theo các thời gian cụ thể, nhưng tối đa 12 tháng và cũng không có trở ngại nếu việc kéo dài là cần thiết.

Khuyến mại, kích cầu là tự do kinh doanh của doanh nghiệp, sao phải áp giá sàn?

Theo kinh nghiệm quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa trên thế giới, hiện nay, chỉ có Indonesia là quốc gia thực hiện quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa. Mức giá tối thiểu bằng 35% mức giá tối đa áp dụng từ 4/2019.

Một số quốc gia khác đã từng áp dụng chính sách giá tối thiểu nhưng đến nay đã bãi bỏ do không còn phù hợp với thực tiễn kinh doanh của các hãng hàng không hoặc chỉ quy định trong 1 giai đoạn ngắn.

Đơn cử như Trung Quốc đã từng áp dụng chính sách giá tối thiểu đối với giá vé máy bay nội địa từ năm 2004 (giá tối thiểu bằng khoảng 44% giá tối đa) tuy nhiên năm 2013 Trung Quốc đã bỏ chính sách này.

Ấn Độ áp dụng chính sách quy định giá tối thiểu, giá tối đa đối với vé máy bay nội địa trong giai đoạn tháng 5/2020 đến tháng 3/2021. Theo đó Ấn Độ quy định khung giá vé nội địa theo 7 nhóm đường bay căn cứ thời gian bay với mức giá tối thiểu bằng 33-35% mức giá tối đa.

Trước đó vào năm 2015 khi Indonesia đưa ra ý tưởng quy định về mức giá tối thiểu đối với giá vé máy bay, Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) đã nhận định rằng quy định giá tối thiểu của Indonesia cho các hãng hàng không là sai lầm, một tiền lệ xấu và sẽ phản tác dụng.

Cơ hội nào cho ngành hàng không sau dịch?

Về đề xuất áp giá sàn vé máy bay của Việt Nam, trước đó, Hãng hàng không Vietjet cũng đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc áp dụng giá sàn đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa.

Nguyên nhân được Vietjet đưa ra là  vì vận tải hàng không là sản phẩm có đặc thù không thể bảo lưu, nó chỉ mang lại giá trị khi được sử dụng. Mỗi chuyến bay cất cánh, mỗi ghế trống không được sử dụng vẫn tiêu tốn đầy đủ các chi phí khai thác như chi phí nhiên liệu, cất hạ cánh, điều khiển không lưu, phục vụ mặt đất, khấu hao tàu bay, chi phí quản lý. 

Do vậy, mỗi ghế bị bỏ trống là một sự lãng phí đối với doanh nghiệp vận tải hàng không, các cảng hàng không, sân bay và nhà nước cũng bị thất thu các khoản như lệ phí sân bay, an ninh soi chiếu, thuế giá trị gia tăng trên khoản tiền dịch vụ. 

Ngoài ra, đây còn là sự lãng phí cơ hội đi lại cho hành khách có nhu cầu nhưng không đủ điều kiện kinh tế để đi máy bay. Mỗi sản phẩm vận chuyển không được sử dụng sẽ gây lãng phí cho các doanh nghiệp vận tải, nhà nước và xã hội.

Xuất phát từ đặc thù nêu trên của ngành vận tải, các hãng hàng không trên thế giới từ lâu nay đã áp dụng các chính sách giá khuyến mại, kích cầu (kể cả bán giá bằng 0) các chặng bay thấp điểm hoặc chênh lệch về nhu cầu giữa hai chiều bay, nhằm để nâng cao hiệu suất sử dụng ghế và tạo cơ hội đi lại cho hành khách có nhu cầu. 

Chính sách giá đa dạng và kích thích tiêu dùng của các doanh nghiệp vận tải hàng không đã chứng minh được tính hiệu quả và đạt hệ số sử dụng ghế trung bình ở mức cao hơn hẳn so với các phương tiện đường bộ và đường sắt là những doanh nghiệp ít áp dụng khuyến mại, kích thích đi lại. 

Với riêng Vietjet, việc áp dụng chính sách giá đa dạng theo nhu cầu thị trường để duy trì hệ số sử dụng ghế ở mức cao là yếu tố then chốt và cảm hứng để thực hiện sứ mệnh xã hội hóa vận tải hàng không, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế xã hội, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đóng góp vào ngân sách cho nhà nước.

Trước một số ý kiến cho rằng các hãng hàng không đang bán giá thấp để uy hiếp hãng khác, Vietjet cho rằng mỗi doanh nghiệp được vận hành theo các mô hình kinh doanh khác nhau. Việc áp dụng giá sàn làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và làm cho ngành hàng không Việt Nam tụt hậu so với khu vực và thể giới. Hiện nay không có nước nào quy định áp dụng giá sàn và cũng không có căn cứ để xây dựng mức giá này.

Trước đó, tháng 7/2021, Vietnam Airlines đã có kiến nghị quy định mức giá tối thiểu trong khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản trong giai đoạn thị trường có sự biến động bất thường, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của ngành hàng không Việt Nam nhằm hỗ trợ các hãng hàng không.
Doanh nghiệp này đề xuất mức giá sàn bằng 44% mức giá tối đa trong khung giá quy định và thời gian áp dụng là 36 tháng. Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, đề xuất này là chưa phù hợp bởi mức giá tối thiểu Vietnam Airlines kiến nghị bằng 44% mức giá tối đa trong khung giá quy định là cao vì. Mức giá này tương đương với chi phí bình quân trên ghế của các đường bay nội địa của Vietnam Airlines năm 2019.
Đây cũng là mức giá sàn cao nhất trong số các quốc gia đã từng áp dụng. Mức giá này tương đương với mức giá cao nhất của vận chuyển đường sắt (giường nằm khoang 4 điều hòa) và gấp 2 lần giá vé vận chuyển đường bộ và hạn chế tính cạnh tranh và khả năng khôi phục thị trường vận chuyển hàng không nội địa của các hãng hàng không Việt Nam.
Điều này không hợp lý khi mức giá tối thiểu bằng với mức giá bình quân, dẫn đến hạn chế việc tiếp cận dịch vụ vận chuyển hàng không của một bộ phận lớn người dân có thu nhập thấp. Mặt khác, chi phí bình quân của các hãng hàng không Việt Nam trên các đường bay nội địa là khác nhau và đa phần là thấp hơn Vietnam Airlines.
Bên cạnh đó, thời gian áp dụng theo đề nghị của Vietnam Airlines là 36 tháng, quá dài khi đây là chính sách áp dụng mang tính khẩn cấp, tạm thời nhằm giải quyết các khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều chuyên gia, đề xuất áp giá sàn đối với vé máy bay là trái luật, trái với cơ chế thị trường, không khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và không có lợi cho người tiêu dùng.
Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều chuyên gia, đề xuất áp giá sàn đối với vé máy bay là trái luật, trái với cơ chế thị trường, không khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và không có lợi cho người tiêu dùng.
Ngành hàng không vẫn 'ngóng' giải cứu

Ngành hàng không vẫn 'ngóng' giải cứu

Tiêu điểm -  3 năm

Các chính sách hỗ trợ ngành hàng không hiện rất chậm và có khoảng cách lớn so với nước ngoài.

Cục Hàng không yêu cầu dừng bán vé chuyến bay nội địa

Cục Hàng không yêu cầu dừng bán vé chuyến bay nội địa

Tiêu điểm -  3 năm

Các hãng hàng không trong nước được yêu cầu dừng bán vé chuyến bay nội địa và hoàn trả tiền vé cho khách đã xuất sau ngày 21/7 đến khi có thông báo mới.

Ngân hàng không thu phí chậm thanh toán thẻ tín dụng

Ngân hàng không thu phí chậm thanh toán thẻ tín dụng

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như thu nhập của người dân, cùng với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, Nam A Bank đã triển khai nhiều chương trình miễn giảm phí cũng như ưu đãi chi tiêu cho chủ thẻ, đặc biệt là không thu phí chậm thanh toán thẻ tín dụng trong trường hợp chủ thẻ thanh toán thẻ trễ hạn.

Ngành hàng không cần gấp 'máy thở' cấp vốn

Ngành hàng không cần gấp 'máy thở' cấp vốn

Tiêu điểm -  3 năm

Giải pháp hỗ trợ về vốn đối với ngành hàng không lúc này, quan trọng như máy thở oxy để cứu bệnh nhân Covid-19.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.