Phát triển bền vững

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Phương Anh Thứ hai, 11/07/2022 - 09:27

Nếu không hành động, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên đến 14,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050, theo World Bank.

Từ vị thế là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vươn lên thành một thị trường mới nổi năng động, Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro ngày một nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, đe dọa mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Tuy không đóng góp nhiều vào khí nhà kính toàn cầu với tỷ trọng chỉ 0,8% lượng phát thải của thế giới, nhưng chỉ trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất trên thế giới.

Dữ liệu từ World Bank (Ngân hàng Thế giới) trong báo cáo về khí hậu và phát triển mới đây cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2015, khi GDP bình quân đầu người tăng từ 390 USD lên 2.000 USD, thì lượng khí thải CO2 cũng tăng gần gấp bốn lần.

Hơn nữa, phát thải khí nhà kính của Việt Nam gắn liền với tình trạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người và năng suất lao động đang hoành hành tại nhiều thành phố, đặc biệt là Hà Nội.

Theo World Bank, hai mô hình dự báo chỉ ra tổng thiệt hại kinh tế của Việt Nam liên quan đến biến đổi khí hậu có thể chiếm 12 – 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050, đặt gánh nặng lớn lên cả tài chính công và tư.

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nếu không hành động, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên đến 14.5% GDP vào năm 2050.

Tổ chức này cho biết thêm, mức thiệt hại sẽ khác nhau giữa các vùng.

Cụ thể, ở miền Bắc, nhiệt độ tăng cao có thể làm giảm năng suất do căng thẳng nhiệt và giảm tuổi thọ sinh trưởng của cây trồng, với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm giảm sản lượng hàng năm.

Ở miền Trung, các khu vực và thành phố ven biển sẽ phải hứng chịu ngày càng nhiều lũ lụt do bão nhiệt đới.

Tại miền Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn – vựa lúa, trái cây và cá của cả nước – sẽ phải chịu nhiều rủi ro do mực nước biển dâng cao.

Theo đó, gần một nửa vùng đồng bằng sẽ bị ngập nếu mực nước biển dâng cao 75 – 100cm trên mức trung bình trong giai đoạn 1980 – 1999, đe dọa thiệt hại kinh tế do độ mặn gia tăng, và không thể sản xuất một số loại cây trồng.

Đồng thời, phát thải khí nhà kính tăng cao sẽ làm tăng ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân và năng suất lao động. Lượng phát thải gia tăng sẽ ảnh hưởng đến hai nguồn lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là sản xuất gạo và xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo.

Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam 1
Cường độ carbon của sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam nhiều hơn gấp hai lần của Trung Quốc.

Lượng phát thải carbon cao từ hai lĩnh vực này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi các thị trường nhập khẩu chính, đơn cử là Liên minh châu Âu đang cân nhắc đánh thuế carbon tại biên giới của họ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhiều công ty đa quốc gia, bao gồm một số công ty hoạt động tại Việt Nam, đã cam kết khử carbon trong những năm tới, và đó là dấu hiệu của xu hướng trong tương lai.

Để đối phó với những xu hướng này, Việt Nam cần áp dụng mô hình phát triển mới dựa trên hai lộ trình có sự liên kết với nhau là tăng cường khả năng chống chịu, và khử carbon, World Bank khuyến nghị.

Nếu được thiết kế hiệu quả, hai lộ trình này không chỉ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu, mà còn thúc đẩy GDP bình quân đầu người tăng hơn 5% một năm – tỷ lệ trung bình cần thiết để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Phát triển bền vững -  2 năm
Biến đổi khí hậu khiến Việt Nam tổn thất hàng chục nghìn đồng mỗi năm trong hai thập kỷ qua, cao hơn rất nhiều lần con số của giai đoạn trước đó.
Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Phát triển bền vững -  2 năm
Biến đổi khí hậu khiến Việt Nam tổn thất hàng chục nghìn đồng mỗi năm trong hai thập kỷ qua, cao hơn rất nhiều lần con số của giai đoạn trước đó.
Giảm ô nhiễm không khí từ ngành giao thông và ngành điện là giải pháp ‘rẻ’ nhất

Giảm ô nhiễm không khí từ ngành giao thông và ngành điện là giải pháp ‘rẻ’ nhất

Phát triển bền vững -  2 năm

Đây là khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21), do Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, phối hợp với một số bên liên quan thực hiện.

Unilever kêu gọi một hiệp ước mới nhằm ứng phó với ô nhiễm nhựa

Unilever kêu gọi một hiệp ước mới nhằm ứng phó với ô nhiễm nhựa

Phát triển bền vững -  2 năm

Ô nhiễm nhựa là vấn đề có thể khắc phục khi có một kế hoạch hành động hiệu quả. Do đó, Unilever đang cùng các doanh nghiệp khác kêu gọi việc thực hiện một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc để giải quyết vấn đề này trên quy mô toàn cầu.

Hiểu đúng về ‘người gây ô nhiễm phải trả tiền’

Hiểu đúng về ‘người gây ô nhiễm phải trả tiền’

Phát triển bền vững -  2 năm

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quan điểm mới trong quản lý rác thải rắn là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thể hiện qua những công cụ chính sách như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), thu phí rác thải theo khối lượng.

Hai tác nhân chính đe dọa ô nhiễm môi trường biển

Hai tác nhân chính đe dọa ô nhiễm môi trường biển

Phát triển bền vững -  3 năm

Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia cho biết, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và du lịch biển là những tác nhân gây ảnh hưởng lớn và trực tiếp nhất đối với môi trường biển.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  14 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều