Điện than cận kề cái kết
Dịch chuyển trong hành động của hàng loạt quốc gia theo những cam kết khí hậu cho thấy sự phát triển nhiệt điện than đang đi vào những thời khắc cuối cùng.
Đây là khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21), do Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, phối hợp với một số bên liên quan thực hiện.
Không hiển hiện ngay trước mắt như rác thải rắn, cũng không ảnh hưởng trực tiếp như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí âm thầm phá hủy sức khỏe con người. Gần đây, các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM liên tục lọt vào top những nơi có chỉ số chất lượng không khí ở mức thấp nhất thế giới, dấy lên những hồi chuông cảnh tỉnh.
Tác hại của ô nhiễm không khí dù âm thầm nhưng không hề “vô hình”. Theo báo cáo EOR21, chi phí cho ô nhiễm không khí ở Việt Nam rơi vào khoảng 4,6 tỷ USD vào năm 2020.
Mức chi phí này sẽ còn tăng cao trong tương lai, thuận theo nhu cầu tiêu dùng. Với kịch bản cơ sở, EOR21 dự báo, chi phí này sẽ đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2030 và 13,3 tỷ USD vào năm 2050, bao gồm chi phí trực tiếp là các khoản phí chăm sóc sức khỏe, ước tính về giảm năng suất lao động và chi phí gián tiếp là những tác động tới chất lượng cuộc sống và môi trường.
Đáng chú ý, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ô nhiễm không khí có sự góp phần đáng kể từ ngành năng lượng, chủ yếu là quá trình đốt than, dầu, khí thiên nhiên và nhiên liệu sinh khối.
Chi phí về ô nhiễm không khí đã được ghi nhận trong dự thảo Quy hoạch điện VIII và quy hoạch năng lượng quốc gia, với đơn giá khoảng 7 USD mỗi kg bụi mịn PM2.5 và 5 USD với khí thải lưu huỳnh, ni tơ. Mức giá này sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ thuận với gia tăng dân số.
Bên cạnh ngành năng lượng, ngành giao thông vận tải cũng phải chịu phần trách nhiệm không nhỏ đối với ô nhiễm không khí. Cụ thể, ngành giao thông là nguồn phát thải chính của khí thải ni tơ và bụi mịn PM2.5. Mặt khác, do tiếp xúc trực tiếp với người dân, khí thải giao thông tạo ra chi phí ô nhiễm không khí ở mức cao, đặc biệt là động cơ chạy bằng diesel.
Giải pháp nhanh và rẻ nhất
Theo báo cáo EOR21, giải pháp ngắn hạn và hiệu quả nhất về chi phí đến từ ngành giao thông và ngành điện. Đây cũng là 2 ngành đóng góp nhiều vào chi phí ô nhiễm không khí tính đến hiện tại.
Đối với ngành giao thông vận tải, việc thay thế các động cơ diesel gây ô nhiễm, đặc biệt là các phương tiện hạng nặng như xe tải và xe bus, bằng động cơ điện vào năm 2030 có thể giảm chi phí ô nhiễm khoảng 350 triệu USD mỗi năm. Cùng với đó, quá trình điện khí hóa phương tiện cá nhân cũng góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm không khí.
Đối với ngành điện, báo cáo nhận định, chi phí điện than sẽ không còn cạnh tranh so với điện khí thiên nhiên hóa lỏng và năng lượng tái tạo nếu tính cả chi phí về ô nhiễm không khí.
Việc không phát triển nhà máy điện than mới vào năm 2030 sẽ giúp cắt giảm chi phí khoảng 700 triệu USD mỗi năm so với kịch bản cơ sở. Chi phí đầu tư năng lượng thay thế có thể gia tăng, tuy nhiên sẽ được bù đắp bằng mức giảm chi phí xử lý ô nhiễm và chăm sóc sức khỏe.
EOR21 đưa ra 2 kịch bản dự báo lạc quan hơn so với kịch bản cơ sở, với khác biệt lớn nhất là số lượng các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí sau năm 2030.
Bên cạnh kịch bản cơ sở, EOR21 đưa ra 2 kịch bản lạc quan hơn khi các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí được áp dụng.
Trong đó, kịch bản AP lồng ghép yếu tố ô nhiễm không khí vào quy hoạch hệ thống năng lượng, dẫn đến một số điểm khác biệt như không đầu tư thêm nhà máy điện than ngoài các nhà máy đã được quy hoạch sau năm 2035; tỷ lệ điện khí hóa ngành giao thông đạt 31% (ở kịch bản cơ sở là 22%).
Với những điểm khác biệt kể trên, chi phí ô nhiễm sẽ thấp hơn so với kịch bản cơ sở lần lượt 0,5 tỷ USD và 1,3 tỷ USD vào năm 2030 và 2050.
Kịch bản NZ minh họa triển vọng khi thực hiện hóa các cam kết tham vọng về mức phát thải ròng và việc giảm ô nhiễm không khí là “lợi ích kèm theo”.
Tuy chỉ là “kèm theo” nhưng hiệu quả của giảm phát thải nhà kính đối với giảm ô nhiễm không khí là tương đối cao. Cụ thể, chi phí ô nhiễm sẽ giảm ít nhất 87% vào năm 2050 nếu mục tiêu của Việt Nam tại COP26 được hiện thực hóa.
Hiển nhiên, năng lượng sạch và điện khí hóa giao thông là 2 lĩnh vực mũi nhọn để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không. Tuy nhiên, bên cạnh 2 lĩnh vực này, một loạt các giải pháp khác cũng cần được triển khai quyết liệt, ví dụ như xây dựng thị trường tín chỉ carbon; áp dụng các công nghệ ít phát thải cho ngành công nghiệp; phục hồi rừng, kinh tế tuần hoàn…
Dịch chuyển trong hành động của hàng loạt quốc gia theo những cam kết khí hậu cho thấy sự phát triển nhiệt điện than đang đi vào những thời khắc cuối cùng.
Trong khi phần lớn thế giới đang cam kết và hành động cắt giảm điện than vì mục tiêu khí hậu, Trung Quốc lại cho thấy sự gia tăng đáng chú ý, chiếm tới 56% lượng bổ sung mới.
Thỏa thuận đạt được tại COP26 không có điều khoản về thời điểm chấm dứt phát triển điện than, do đó Việt Nam vẫn có quyền lắp đặt thêm công suất điện than ở mức phù hợp với điều kiện phát triển đất nước.
Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.