Phát triển bền vững

Hiểu đúng về ‘người gây ô nhiễm phải trả tiền’

Phạm Sơn Thứ tư, 12/01/2022 - 09:07

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quan điểm mới trong quản lý rác thải rắn là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thể hiện qua những công cụ chính sách như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), thu phí rác thải theo khối lượng.

Phí quản lý rác thải từ hộ gia đình sẽ được chi trả theo khối lượng.

Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt “dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại”. Trong đó, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng không phải trả phí.

Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng “cào bằng” về chi phí phải trả cho môi trường, khiến cho người xả 1kg rác cũng phải đóng phí ngang với người xả 10kg rác như trước đây

Bà Lyli Baum Pollans, chuyên gia chính sách và quy hoạch đô thị nhận xét, quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp chính quyền giảm thiểu rác thải rắn và kiểm soát chi phí xử lý rác thải.

Cụ thể, khi được yêu cầu trả chi phí xử lý rác thải tương ứng với khối lượng xả ra, người dân sẽ có xu hướng giảm thiểu xả thải thông qua các hoạt động tái chế, tái sử dụng, ủ phân hữu cơ. Theo quy định trong luật bảo vệ môi trường hiện hành, chỉ rác thải không có giá trị tái chế mới được thu gom theo túi trả phí.

Bà Pollans đưa ra ví dụ ở Massachusetts, Mỹ, sau 1 năm triển khai thu phí rác thải theo khối lượng, lượng rác thải xả ra môi trường giảm trung bình khoảng 30% cho mỗi hộ gia đình.

Luật Bảo vệ môi trường mới chính thức có hiệu lực từ năm 2022

Thực tế, tổng lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm đó không hề giảm đi, nghĩa là số lượng rác thải phát sinh không hề giảm. Người tiêu dùng đã giữ rác thải ở lâu hơn trong chuỗi giá trị, tiếp tục tạo ra lợi ích thay vì vứt bỏ ra môi trường.

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là yêu cầu bắt buộc để công tác quản lý rác thải hoạt động theo cơ chế thị trường.

Ông Vượng lấy ví dụ, tại Nhật Bản, mỗi công dân phải đóng một khoản tiền là khoảng 100USD mỗi tháng, gọi là thuế thị dân, được sử dụng để chi trả cho tất cả những cơ sở hạ tầng xung quanh như dọn dẹp rác, xử lý nước thải…

Đại diện ngành tái chế ước tính, nếu mỗi người dân Việt Nam được yêu cầu đóng khoảng 10% con số trên, tức là rơi vào khoảng 200 nghìn đồng mỗi tháng là đủ để xây dựng một hệ thống hiện đại.

Tuy nhiên, trước khi đưa vào áp dụng, chi phí xử lý môi trường cho mỗi người chỉ rơi vào khoảng vài chục nghìn mỗi năm, một con số quá ít ỏi để “đòi hỏi môi trường phải sạch, rác phải được xử lý”.

Quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng là tinh thần của công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ở đây, “người gây ô nhiễm” được hiểu rộng hơn, không chỉ là người xả thải mà là tất cả các bên đóng góp vào quá trình xả thải.

Trong đó, doanh nghiệp sản xuất (nhà sản xuất, nhập khẩu) được đặt trách nhiệm bởi nhóm doanh nghiệp này đóng vai trò là khâu trung tâm trong chuỗi cung ứng, tạo ra tác động tới tất cả các khâu, từ ý tưởng, thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu cho tới bán lẻ, tiêu dùng và xả thải.

Triển khai quản lý rác thải theo quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” với người tiêu dùng là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp thực thi EPR cũng như thực hành kinh tế tuần hoàn.

Theo ông Fausto Tazzi, Phó chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), thách thức hàng đầu cho các hoạt động của tổ chức này là thiếu hụt về nguồn lực. Như vậy, việc thu hút người tiêu dùng tham gia phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng sẽ là sự hỗ trợ lớn để PRO Việt Nam hoàn thành mục tiêu tái chế 100% bao bì đến năm 2030.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  38 phút

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  39 phút

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  1 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  1 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  2 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực