Lao động lay lắt, tìm cách sinh tồn giữa Covid-19
Hàng loạt ngành nghề của xã hội bị ảnh hưởng khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, người lao động buộc phải tìm cách sống sót khi chưa biết bao giờ hết dịch.
Thủ tướng đặt vấn đề về việc có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000.
Tại cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ít nhất trong hai tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người.
Thủ tướng yêu cầu dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo và chính quyền địa phương sẽ bị xử lý nghiêm nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.
Ngoài ra, cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.
Các dịch vụ không cần thiết buộc phải đóng cửa tạm thời như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc cũng tạm thời đóng cửa.
Hà Nội và TP. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh.
Thủ tướng yêu cầu tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế bay từ hai thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở lại nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài.
Đối với người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch, các địa phương có trách nhiệm quản lý như đi từ vùng dịch.
Thời gian thực hiện các biện pháp trên là từ 0h ngày 28/3/2020 trong một tuần hoặc vài tuần và sẽ xem xét cụ thể sau.
“Để bảo đảm an toàn, nhất là thời điểm hiện nay và thời gian tới, người dân nên ít di chuyển và thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm”, Cổng thông tin điện tử Chính phủ trích dẫn khuyến cáo của Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm khắc quản lý biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy; thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt.
Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu chỉ đạo mở rộng các cơ sở cách ly ở miền Trung và khu vực biên giới Tây Nam.
Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả hình sự, đối với những người vi phạm, không khai báo y tế và không thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Tất cả các tỉnh, thành phố cần tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cần tăng thêm các cơ sở xét nghiệm, nâng công suất, bảo đảm sàng lọc được toàn bộ trường hợp nghi nhiễm.
Thủ tướng nghiêm cấm đầu cơ tích trữ những nhu yếu phẩm cũng như vật tư y tế, xử lý nghiêm nạn đầu cơ nếu có và buôn lậu các vật tư y tế.
Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bàn xây dựng một số bệnh viện dã chiến khi thấy cần thiết.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19, Việt Nam hiện ghi nhận 148 người nhiễm nCoV; trong đó 17 người đã bình phục; 26 người xét nghiệm âm tính lần đầu; 7 người âm tính lần hai. Cả nước có gần 47.000 người đang được theo dõi sức khoẻ. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là 2 tỉnh có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất.
Theo thông tin mới nhất, trưa ngày 26/3, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc TP.HCM sẽ phong tỏa trong 14 ngày, kể từ ngày 28/3/2020 là hoàn toàn bịa đặt.
Còn tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại thành phố thông báo rằng sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố về việc tạm thời đóng cửa các địa điểm vui chơi, kinh doanh.
Người dân nếu phát hiện cơ sở nào còn mở cửa hoặc có dấu hiệu tụ tập đông người hãy chụp ảnh và gửi thông tin vào app Hanoi smart city. Ban chỉ đạo sẽ xử lý nghiêm để đảm bảo hạn chế lây lan dịch trong cộng đồng. Vì một Hà Nội an toàn hãy thay đổi hành vi, ngừng tiếp xúc - ngừng di chuyển!"
Trước đó, vào ngày 19/3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã bác bỏ thông tin sẽ phong toả thành phố Hà Nội và kêu gọi người dân yên tâm, không nên hoang mang dao động tích trữ hàng hoá.
Hàng loạt ngành nghề của xã hội bị ảnh hưởng khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, người lao động buộc phải tìm cách sống sót khi chưa biết bao giờ hết dịch.
Trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển nguy thành cơ, nắm bắt cơ hội để vừa tồn tại, vừa lên kế hoạch chuẩn bị cho đẩy mạnh phát triển khi dịch qua đi.
Dịch bệnh mang đến thách thức lớn song cũng là cơ hội cho cả doanh nghiệp tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc.
Với tác động của dịch Covid-19, thách thức quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong ngắn hạn là phải tìm ra giải pháp để duy trì hoạt động kinh doanh.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.