Cần mở cửa hơn nữa cho ngành hàng không

An Chi Thứ năm, 21/10/2021 - 08:00

Dù Việt Nam đã thực hiện các đường bay nội địa chở khách thường lệ, song người dân vẫn khó tiếp cận với chuyến bay do các thủ tục phòng, chống dịch bệnh.

Hàng không cần mở cửa mạnh mẽ hơn nữa để đạt được những hiệu quả thiết thực cho sự hồi phục của ngành và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

Mở cửa hàng không chưa đạt được những hiệu quả thực chất

Trong khi các chuyến xe khách liên tỉnh đang được chạy bằng 50% số chuyến so với trước giãn cách và hầu như không phải kiểm tra giấy tờ thì các hãng hàng không lại chỉ được bay bằng 10% so với tuần đầu tháng 4 năm nay, thời điểm trước khi các tỉnh đồng loạt giãn cách xã hội. 

Cụ thể, trên 3 đường bay trục Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TP.HCM và Đà Nẵng - TP.HCM, ngành hàng không chỉ được thực hiện 6 chuyến/ngày cho mỗi đường bay. Trong đó, Vietnam Airlines 2 chuyến, Vietjet Air 2 chuyến, Bamboo Airways 1 chuyến và Pacific Airlines 1 chuyến. Các đường bay khác mỗi ngày không quá 1 chuyến khứ hồi trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong 8 ngày thí điểm, từ 10/10 đến 17/10, tỷ lệ chuyến bay đã thực hiện rất thấp, chỉ đạt 49%. Nhiều chuyến bay số lượng khách đặt chỗ thấp, thậm chí không có khách.

Sớm áp dụng hộ chiếu vắc xin để 'cứu' ngành hàng không đang suy kiệt

Nguyên nhân là do nhiều rào cản trong quy định phòng chống dịch. Theo đó, về điều kiện vận chuyển hành khách, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) giai đoạn hiện tại áp dụng các chuyến bay xuất phát từ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, hành khách cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS- CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện trong vòng 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Chuyến bay xuất phát từ các địa bàn khác, hành khách cần đáp ứng một trong ba điều kiện: Có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay. Hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay. Hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện trong vòng 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Tại một số đường bay có nhu cầu thấp, như Thanh Hóa - Liên Khương; TP HCM - Cà Mau/Rạch Giá, Đà Nẵng - Cần Thơ/Buôn Ma Thuột, tỷ lệ tiêm đủ liều vaccine còn thấp, hành khách không thể đáp ứng điều kiện bay. Nhiều nhóm gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi chưa được tiêm, nên không thể di chuyển dù có nhu cầu.

Trong khi đó, các đường bay đi, đến phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng bị hạn chế với tần suất một chuyến mỗi ngày, không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nhân cần đi lại giữa ba trung tâm để nối lại hoạt động kinh tế, đầu tư, kinh doanh.

Điều đáng nói, dù rất ít chuyến bay nhưng tình trạng chậm chuyến vẫn xảy ra liên tục do các địa phương yêu cầu ngành hàng không phải nộp danh sách họ tên tiếng Việt, địa chỉ nơi đến của khách bay. 

Nhiều hãng hàng không cho biết, họ đã phải mất nhiều thời gian khai báo, tập hợp danh sách hàng trăm khách bay trong thời gian ngắn. Dù đã rất vất vả, nỗ lực nhưng trong nhiều trường hợp, việc làm thêm các thủ tục vẫn không kịp đúng giờ tàu bay khởi hành. 

Chuyến bay từ Tân Sơn Nhất đi Thọ Xuân (Thanh Hóa) sáng 18/10 bị chậm 4 tiếng chỉ vì ứng dụng khai báo điện tử Tờ khai y tế bị lỗi, phải viết tay và việc phối hợp giữa hãng hàng không với cảng vụ và Sở Y tế Thanh Hóa vẫn bị trục trặc chính là một ví dụ rõ ràng nhất.

Bên cạnh các thông tin địa phương yêu cầu ngành hàng không cung cấp cho tỉnh 30 phút trước mỗi chuyến bay không nhất quán, khiến nhân viên hàng không phải nhập tay để làm báo cáo riêng cho tỉnh, vừa qua tại Đà Nẵng, hành khách còn phải khai thêm thông tin trên ứng dụng ‘Danang smart city’ hoặc vào mục ‘người dân khai báo, đăng ký vào thành phố Đà Nẵng’ trên trang khaibaoyte.gov.vn.

Theo nhiều chuyên gia, các thủ tục phòng chống dịch không nhất quan giữa các địa phương đang gây khó khăn rất lớn cho việc hoạt động của các hãng, kìm hãm sự phục hồi của ngành hàng không. 

Đó là chưa kể tới việc yêu cầu giãn cách trên tàu bay, các hãng chỉ được sử dụng 50% số ghế khiến giá vé tăng cao, gây ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu bay của người dân. 

Ngành hàng không cần mở cửa hơn nữa!

Theo nhiều chuyên gia, hàng không cần mở cửa mạnh mẽ hơn nữa để đạt được những hiệu quả thiết thực cho sự hồi phục của ngành và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. 

Ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho rằng, các hãng bay cần được tăng dần tần suất theo nhu cầu thị trường, đặc biệt là các đường bay có nhu cầu đi lại cao. Bên cạnh đó, các điều kiện với hành khách cũng cần được nới lỏng và bỏ giãn cách ghế ngồi trên máy bay để giảm giá vé.

Theo vị lãnh đạo hiệp hội này, tàu bay là phương tiện vận chuyển được đánh giá thuộc loại an toàn nhất trong các loại hình vận tải công cộng (kể cả với phòng, chống covid). Môi trường trên tàu bay được đánh giá gần đạt độ vô trùng. 

Sớm áp dụng hộ chiếu vắc xin để 'cứu' ngành hàng không đang suy kiệt

Mặt khác, ngành hàng không cũng nhận thức rất rõ yêu cầu đi lại là không mang F0 từ tỉnh này đến tỉnh khác nên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp để ít xảy ra lây nhiễm nhất. Thậm chí mới đây, các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất còn triển khai khử khuẩn hành lý bằng tia cực tím.

Hãng hàng không Vietjet test nhanh miễn phí tất cả khách bay từ Tân Sơn Nhất đi các tỉnh trước khi lên tàu bay (kể cả khách đã có kết quả âm tính trong 3 ngày gần nhất trước khi đến cảng hàng không).

Thời gian vừa qua, các hãng hàng không cũng tăng cường khử khuẩn các dụng cụ, khu vực có sự tiếp xúc cao.

Đưa ra giải pháp giúp giảm bớt các rào cản kỹ thuật hạn chế việc mở cửa hàng không trong khi vẫn đảm bảo an toàn dịch cho hành khách, ông Nề cho rằng, các cơ quan quản lý cần chuẩn hóa các thủ tục hành chính, thực hiện trực tuyến hóa các thủ tục này. Các quy định nên theo hướng người dân vùng xanh chưa được tiêm vaccine chỉ cần xét nghiệm là được lên máy bay. Những khách đã tiêm vaccine thì không cần xét nghiệm vì sẽ lãng phí.

Các cơ quan quản lý cần áp dụng triệt để ứng dụng công nghệ, chia sẻ dữ liệu từ các ứng dụng phòng chống Covid-19 cho địa phương và ngành hàng không để quản lý, giám sát, giảm phiền toái cho hãng và khách bay. 

Ngoài ra, cần phổ cập xét nghiệm, đặc biệt là test cận giờ nhất trước khi lên phương tiện di chuyển. Ngành hàng không cần dần mở cửa để tạo thuận lợi cho người dân đi làm ăn, công tác, chứ không chỉ phục vụ người dân về quê. Qua đó, tạo điều kiện phục hồi cho ngành hàng không, du lịch, kinh tế, xã hội đất nước, ông Nề nhấn mạnh.


Ngành hàng không cần gấp 'máy thở' cấp vốn

Ngành hàng không cần gấp 'máy thở' cấp vốn

Tiêu điểm -  3 năm
Giải pháp hỗ trợ về vốn đối với ngành hàng không lúc này, quan trọng như máy thở oxy để cứu bệnh nhân Covid-19.
Ngành hàng không cần gấp 'máy thở' cấp vốn

Ngành hàng không cần gấp 'máy thở' cấp vốn

Tiêu điểm -  3 năm
Giải pháp hỗ trợ về vốn đối với ngành hàng không lúc này, quan trọng như máy thở oxy để cứu bệnh nhân Covid-19.
Các hãng hàng không cần hơn 30.000 tỷ đồng để vượt dịch

Các hãng hàng không cần hơn 30.000 tỷ đồng để vượt dịch

Tiêu điểm -  2 năm

Hiện nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất Việt Nam đã lên tới 36.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp hàng không nợ ngân hàng hơn 24.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp hàng không nợ ngân hàng hơn 24.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 năm

Đại diện NHNN cho biết, dư nợ tín dụng của các hãng hàng không tại các tổ chức tín dụng khoảng hơn 24.000 tỷ đồng. Các ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5% đến 1%/năm, số tiền lãi được giảm khoảng 130 tỷ đồng.

'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch

'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch

Tiêu điểm -  3 năm

Hộ chiếu vaccine chính là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp hàng không, du lịch trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

'Át chủ bài' để mở cửa du lịch, hàng không nội địa

'Át chủ bài' để mở cửa du lịch, hàng không nội địa

Tiêu điểm -  3 năm

Không chỉ đợi để đón khách du lịch quốc tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có kế hoạch dùng hộ chiếu vaccine để phục hồi ngay lập tức thị trường hàng không và du lịch nội địa.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".