CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: 'Muốn trụ lại trên thị trường, doanh nghiệp phải chuyển đổi số thành công'

Lam Giang Thứ bảy, 30/07/2022 - 08:35

Công nghệ trao cho khách hàng “quyền” có được thứ họ muốn bằng nhiều hình thức, từ online đến offline. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số nhằm tiếp cận với đa dạng khách hàng và mang đến cho họ những trải nghiệm mua sắm thú vị.

Là top 3 nhà cung cấp phần mềm bán hàng và marketing của Việt Nam và được bảo trợ bởi “ông lớn” VCCorp, Bizfly đang ở tâm thế bền gan, vững chí, luôn dấn thân và tiên phong trong hành trình chuyển đổi số dài hạn. CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung đã có những chia sẻ thẳng thắn mang nhiều thông tin giá trị về xu hướng này.

Chuyển đổi số - Xu hướng không thể đảo chiều và những "gương mặt" mới

Chuyển đổi số trước giờ luôn là cụm từ dành cho "ông lớn", nhưng trong vài năm trở lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang phát triển bùng nổ, thể hiện khả năng cạnh tranh và lợi thế không hề kém cạnh khi tận dụng công nghệ số nhằm chuyển đổi kinh doanh. Theo chị đâu là nguyên nhân?

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Đối với chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực martech và salestech nói riêng thì xu hướng trên đang khẳng định làn sóng mạnh mẽ do chuyển đổi số tác động lên thị trường có tương quan rõ nét với khách hàng, đối tượng trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Có thể nói, thị trường chuyển đổi số đang được ví như những làn sóng liên tục nhưng đánh vào đối tượng mới. Theo tôi, thị trường không còn là sân chơi chỉ dành cho các ông lớn nữa. Thị trường đang nổi lên chuyện những ông lớn ngày xưa có chuyên ngành sâu, phức tạp, đòi hỏi chuyên môn con người rất cao thì giờ đã được số hoá.

Trong làn sóng chuyển đổi đó, Bizfly có cơ hội lớn khi tham gia miếng bánh cung cấp phần mềm bán hàng và marketing. Hiện thị trường Việt Nam có nhiều bên cung cấp dịch vụ này nhưng vẫn còn phân mảnh. Mỗi tên tuổi đang chia nhau làm từng phần nhỏ trong các khâu này. Hiếm có công ty nào trên thị trường có thể làm cùng lúc nhiều giải pháp công nghệ, bởi nó đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực tài chính nhiều và công nghệ rất cao. Vậy nên mỗi công cụ sẽ có một doanh nghiệp nhỏ phụ trách theo năng lực và sở trường của mình. Nhưng điều này khiến thị trường bị phân mảng, không đồng bộ khiến khách hàng khó áp dụng đồng bộ.

Do đó, tầm nhìn của chúng tôi là tạo ra một bộ giải pháp đồng bộ, trọn gói để đáp ứng tất cả các khâu khi khách hàng có nhu cầu. Nếu xét về công nghệ thì Bizfly là công ty công nghệ có tiềm lực ở Việt Nam để có thể làm được việc đó đến cùng. Chúng tôi sẽ đầu tư một cú đánh lớn để làm tất ăn cả.

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: 'Muốn trụ lại trên thị trường, doanh nghiệp phải chuyển đổi số thành công'
"Bizfly chọn làm những thứ mình giỏi - đó là công nghệ và truyền thông, marketing và bán hàng”

Như vậy tệp khách hàng đầu tư cho chuyển đổi số của Bizfly rất đa dạng. Nhưng đâu là các “ngôi sao” tích cực nhất trên thị trường, vì sao?

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Chúng tôi sẽ tiếp cận và cung cấp phấn mềm bán hàng và marketing cho doanh nghiệp tất cả từ đầu đến cuối. Hiện khách hàng tập trung vào những nhóm ngành mà động lực của họ có khả năng tăng trưởng lớn trong giai đoạn này.

Những gì chúng tôi được chứng kiến thực tế trên thị trường trong 2 năm qua thì thấy rõ ràng đang bật ra một loạt nhóm ngành sẽ chi nhiều tiền cho chuyển đổi số và làm thành công nhất như: bất động sản, tiêu dùng, ô tô - xe máy, tiêu dùng nhanh, y tế, giáo dục, các trường học với sự lên ngôi của e-learning...

Còn nếu quan sát trong vòng 10 năm qua, doanh nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thì họ sẽ chi nhiều tiền cho chuyển đổi số, bán hàng và marketing nhất.

Trước đây có những doanh nghiệp lớn, dù phát triển thế nào họ cũng có một vài dự án chuyển đổi số. Song họ phải mất từ 3 - 5 năm mới xong. Nhưng có thể thấy nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận ra được rằng chuyển đổi số trong mảng bán hàng và marketing cần phải triển khai nhanh, nó sống cùng hơi thở của thị trường. Họ nhìn thấy cơ hội tăng doanh thu cho doanh nghiệp sẽ lập tức đi mua công cụ chuyển đổi số, để tăng trưởng gấp 2 - 3 lần.

Ngoài ra, những doanh nghiệp nào đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng, bán hàng chững lại thì sẽ chuyển dịch từ offline sang online. Điển hình ngành dược đang có sự đầu tư cực mạnh trong chuyển đổi số về phần mềm bán hàng và marketing trong 2 năm qua. Có thể thời gian tới online sẽ là kênh bán hàng chính đối với nhóm doanh nghiệp ngành dược.

Vậy Bizfly có chiến lược bán hàng như thế nào để “hạ gục” nhanh khách hàng??

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Chúng tôi có chiến lược khá thực dụng. Bởi Bizfly được thừa hưởng thế mạnh từ công nghê - truyền thông của công ty mẹ là VCcorp. Chúng tôi chọn làm những thứ mình giỏi. Đó là công nghệ - truyền thông, marketing và bán hàng. Vậy Bizfly bán các công cụ về bán hàng và marketing là phù hợp nhất trên thị trường. Chúng tôi cũng có khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng khá rộng. Công cụ của chúng tôi khi đưa ra cho khách hàng có thể ngay lập tức áp dụng trong vòng 1 tháng hoặc từ tháng 3 trở đi và chắc chắn sẽ có hiệu quả nhất định đối với doanh nghiệp.

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: 'Muốn trụ lại trên thị trường, doanh nghiệp phải chuyển đổi số thành công' 1
Các giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu ở Bizfly (ảnh chụp màn hình)

Thực tế đã chứng minh, chuyển đổi số được thúc đẩy dựa trên sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng?

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Chuyển đổi số là quá trình các công ty tiến hành thay đổi mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với thực tế thị trường mới. Điều thú vị là không phải các lãnh đạo công ty là người thúc đẩy doanh nghiệp của mình đến với sự thay đổi này. Thay vào đó, sự thay đổi này được thúc đẩy dựa trên sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng.

Ngày nay, khách hàng mong đợi các sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Sản phẩm này họ phải nhìn thấy được ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện mà họ có. Quá trình này là “tiếng nói” mở ra chiến lược chuyển đổi số ở tất cả các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải theo kịp khách hàng và phải nắm bắt công nghệ mới để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mà họ chưa từng có trước đây.

Điều đó cho thấy rằng họ - những người chủ doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi số trước khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh thua lỗ. Có những giải pháp giúp họ nhanh chóng thực hiện điều đó.

Chuyển đổi số đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen của người tiêu dùng. Các thiết bị di động, ứng dụng, máy học, tự động hóa cho phép khách hàng tiếp cận được với những gì họ muốn ngay tại thời điểm mà họ cần. Do các cơ hội tiếp cận tăng lên từ việc sử dụng công nghệ hiện đại, khách hàng thường đánh giá các tổ chức, doanh nghiệp thông qua trải nghiệm khách hàng trước tiên.

Để đáp ứng nhu cầu từ người mua mới, doanh nghiệp cần thay đổi cách thức tương tác với khách hàng của mình ra sao?

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Đầu tiên, chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại cách họ tương tác với khách hàng của mình.

Cụ thể, đối với các nhóm bán hàng B2B, chuyển đổi số có nghĩa là thay thế các cuộc gọi mời chào ngẫu nhiên bằng việc sử dụng phương tiện truyền thông (Social Selling). Khách hàng thường hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội và đó là nơi bạn cần có mặt. Thay vì đợi khách hàng liên hệ trước, bạn cần tiếp cận, xây dựng mối quan hệ và truyền tải thông tin đến họ.

Đối với nhóm tiếp thị, chuyển đổi số trước hết có nghĩa là giảm chi phí cho các hoạt động tiếp thị ngoại tuyến, chẳng hạn như thư trực tiếp, bảng quảng cáo và quảng cáo truyền hình. Khách hàng muốn và mong đợi các thông điệp với nội dung truyền tải cao. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua chiến lược tiếp thị sử dụng dữ liệu. Doanh nghiệp cần sử dụng các kênh kỹ thuật số để thực hiện các chiến lược tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, tiếp thị dựa trên tài khoản và tiếp thị qua email.

Đối với nhóm dịch vụ khách hàng, thay vì ngồi chờ khách hàng gọi đến hoặc fax đến hãy chủ động trợ giúp khách hàng - những người sử dụng nhiều kênh để tìm kiếm sự hỗ trợ. Phương tiện truyền thông xã hội, các trang web đánh giá, diễn đàn và cộng đồng hiện là một phần của hệ sinh thái dịch vụ khách hàng.

Có rất nhiều lý do dẫn đến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong khi số còn lại thất bại. Theo chị để quá trình này diễn ra thành công, doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu?

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Chiến lược là điều đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nào cũng phải thực hiện.

Thị trường toàn cầu đang phải đối mặt với quá nhiều biến động do quá trình biến đổi đột ngột và cách tân trong công nghệ. Ngay cả với những công ty đã thành lập lâu năm, quá trình hoạt động cũng đang gặp vấn đề khi công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh lại cách thức làm kinh doanh truyền thống.

Với việc áp dụng những ý tưởng mới vào thị trường, các công ty cần một chiến lược dài hạn để thích ứng, cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh mới này. Thông thường, chiến lược chuyển động số bắt đầu bằng cách đặt ra 3 câu hỏi cơ bản, như: Hôm nay chúng ta ở đâu? Chúng ta muốn ở đâu vào ngày mai? Chúng ta sẽ làm gì để đạt được điều đó? Cụ thể, tôi nghĩ, doanh nghiệp cần vẽ lại hành trình của khách hàng, tạo môi trường làm việc IT năng động, cá nhân hoá trải nghiệm với chiến lược đa kênh liền mạch.

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: 'Muốn trụ lại trên thị trường, doanh nghiệp phải chuyển đổi số thành công' 2
“Chi phí không phải là rào cản, điều quan trọng nhất doanh nghiệp là doanh nghiệp phải theo kịp và đáp ứng thị hiệu của khách hàng”

Để minh chứng việc chuyển đổi số không quá tốn kém như mọi người nghĩ, Bizfly đưa đến cho khách hàng các giải pháp tiết kiệm chi phí ra sao?

CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: Doanh nghiệp có thể chọn mua công cụ theo quý, mua online với chi phí rất hợp lý. Và chúng tôi đang có các công cụ với đơn giá rất hợp túi tiền từ 300.000 đồng/tháng – 10 triệu/tháng.

Mức giá đó rất dễ để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định mua luôn. Nhưng muốn đóng gói sản phẩm chi phí rẻ như vậy thì nhà cung cấp phải có khả năng tích hợp nhiều giải pháp cùng một lúc. Nhưng người Việt Nam hay người châu Á nói chung không thích dùng tích hợp nhiều loại công cụ, nhưng châu Âu, Mỹ tự động hoá sớm họ dùng công cụ gì cũng dễ.

Tôi khẳng định chắc chắn chi phí không phải là rào cản trong việc sử dụng các phần mềm bán hàng và marketing chuyển đổi số. Vấn đề là làm thế nào để ứng dụng công cụ đó trong kinh doanh, thúc đẩy doanh số và tăng trưởng như kỳ vọng của doanh nghiệp mới là khó nhất.

Ngoài ra cả thị trường này cần phải quan tâm là thay vì bán công cụ thì bán dữ liệu, dịch vụ tư vấn để hướng dẫn doanh nghiệp từng bước áp dụng công cụ đó thành công. Nhà cung cấp dịch vụ phải đi cùng khách hàng, biết được tường tận các giai đoạn áp dụng có đúng hay không, có vướng mắc không? Những câu hỏi đó mới quyết định đến việc các doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm bán hàng và marketing chuyển đổi số thành công hay không.

Đặc biệt, nhân sự trong ngành này vẫn cần thêm thời gian để trưởng thành và phát triển thành cộng đồng đông đảo hơn.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã biết đến công cụ nổi tiếng trên thế giới là Salesforce. Đây là công cụ tốt nhất thế giới dành cho digital marketing. Tuy nhiên, để dùng được nó, người dùng phải đạt được 4 chứng chỉ, trong khi số người ở Việt Nam đạt được chứng chỉ đó chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tôi nghĩ khi độ trưởng thành của thị trường nói chung và trình độ nhân sự làm chuyển đổi số của từng khách hàng chưa đủ thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như chúng tôi cần tư vấn sát sao, đi cùng với khách hàng. Tuy nhiên, tôi nghĩ thời điểm này chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số thành công trước khi bắt đầu kinh doanh thua lỗ, thậm chí phải rời khỏi thị trường.

Indochina Kajima khởi công toà nhà văn phòng hạng A ở Tây Hà Nội

Indochina Kajima khởi công toà nhà văn phòng hạng A ở Tây Hà Nội

Bất động sản -  4 giờ

Parc Hà Nội là dự án văn phòng cho thuê đầu tiên của Indochina Kajima trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.

Đề xuất bổ sung quy định về phát hành trái phiếu

Đề xuất bổ sung quy định về phát hành trái phiếu

Tài chính -  7 giờ

Các điều kiện bổ sung là để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư...

Liên tục huy động, TCBS dẫn đầu ngành về nguồn lực vốn

Liên tục huy động, TCBS dẫn đầu ngành về nguồn lực vốn

Tài chính -  8 giờ

Với gần 20 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, TCBS đã trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất ngành; và vẫn đang muốn tăng vốn tiếp.

V-Green cùng Prime Group phát triển 100.000 trạm sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng Prime Group phát triển 100.000 trạm sạc VinFast tại Indonesia

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.

Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH

Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  23 giờ

Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

OceanBank đổi tên, có lãnh đạo mới từ MB

OceanBank đổi tên, có lãnh đạo mới từ MB

Tài chính -  1 ngày

Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.

Khách hàng SHB cần bổ sung sinh trắc học trước 31/12/2024

Khách hàng SHB cần bổ sung sinh trắc học trước 31/12/2024

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.