Diễn đàn quản trị
Chạm đúng ‘điểm G’ để kích thích năng lượng nguồn nhân lực
“Nhân viên không muốn làm việc cho doanh nghiệp, họ muốn doanh nghiệp làm việc cùng với họ”, bà Tiêu Yến Trinh, Nhà sáng lập Talentnet nhấn mạnh tại Hội nghị Nhân sự Việt Nam 2022.

Đại dịch, chiến tranh, lạm phát đã và đang diễn ra khiến mọi thứ đảo lộn, từ bối cảnh kinh tế đến thị trường nhân tài trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các mô hình làm việc và phương thức kinh doanh linh hoạt, bền vững hơn là chìa khóa giúp các công ty giải quyết thực trạng hiện tại và những thách thức của tương lai.
Bên cạnh những thay đổi trọng yếu về mặt tổ chức, chiến lược ở cấp độ vĩ mô, các nhà lãnh đạo cũng cần chú trọng đến những thay đổi “gốc rễ” như tư duy và cách làm việc, góc nhìn của nguồn nhân lực. Bởi lẽ, không có nhân tài - không có người lao động bền chặt thì mọi hoạch định đều trở nên vô nghĩa.
Việc nắm bắt, thấu hiểu được những thay đổi & tâm tư của người lao động sẽ giúp các nhà lãnh đạo như “hổ mọc thêm cánh”, tự tin hơn với nguồn lực hiện tại, hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo “Xu hướng nhân tài” năm 2022 đến từ Mercer, có đến 81% nhà lãnh đạo đồng tình chiến lược kinh doanh và chiến lược con người trở nên vô cùng gắn kết ở hiện tại. Song song đó, 78% nhân viên cho rằng công ty nên trao quyền để mọi người tự làm việc với sự giám sát tối thiểu.
Theo một khảo sát khác, 60% người lao động sẽ chỉ gia nhập hay ở lại với 1 công ty nếu họ được làm việc từ xa hay có chế độ làm việc linh hoạt.
Điều đó cho thấy, trên thị trường lao động đang diễn ra một cuộc cách mạng chưa từng có. Để chiến lược kinh doanh & chiến lược con người giao thoa cùng một điểm, nhà lãnh đạo cần linh hoạt bắt nhịp ngay.
Theo bà Tiêu Yến Trinh, nhà sáng lập Talentnet, có những “điểm G” các tổng giám đốc và giám đốc nhân sự cần đặc biệt lưu ý: tái thiết kế để trở nên phù hợp; làm việc trong quan hệ đối tác; triển khai chương trình nâng cao sức khỏe tổng thể; phát triển năng lực làm việc cho nhân viên; khai thác năng lượng tập thể.
Bà Trinh nhận định: “Rất nhiều nhân viên làm việc không vì tiền mà vì công ty có những hoạt động cho cộng đồng và xã hội và giúp họ cân bằng công việc và cuộc sống. Doanh nghiệp thực sự phải lắng nghe, thấu hiểu với nhân viên và sáng tạo chuỗi hoạt động về tâm - thân - trí - tài chính - sự kết nối để thực sự đồng hành với nhân viên và thu hút nhân tài”.
Phần lớn “nhân lực” sẽ luôn cân nhắc theo lý trí và quyết định dựa vào con tim. Sau khi giải mã được xu hướng của người lao động trong bối cảnh vượt xa định nghĩa VUCA, nhà lãnh đạo đã có thể “dấn thân” vào hành trình tái thiết nguồn lực bằng chiến lược, cơ cấu và văn hóa.

Bà Marieke van Raaij, người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý giải pháp gắn kết nhân viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương IMETA, LATAM tại Mercer chia sẻ: “Điểm gắn kết nhân viên của thị trường Việt Nam vượt trội hơn hẳn nếu so với Đông Nam Á và toàn cầu. Điều này thể hiện rõ ở chỉ số tự hào về nơi làm việc, chiếm 90% trong khi Đông Nam Á là 84% và toàn cầu nói chung là 83%”.
Bà Marieke van Raaij, Quản lý Giải pháp gắn kết nhân viên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, IMETA, LATAM tại Mercer nhận định: “Covid 19 đã mang đến làn gió mới về doanh nghiệp thiết kế môi trường làm việc linh hoạt, phát triển những kỹ năng mới đáp ứng công việc, chuyển hướng tư duy và tái thiết cấu trúc doanh nghiệp”.
Đây quả thực là một tín hiệu tốt. Theo đó, hành trình tái thiết nguồn lực nên song hành với bài toán gắn kết đội ngũ. Bà Marieke cho rằng; việc trải nghiệm và gắn kết nhân viên trong bối cảnh này cần được đặt lên hàng đầu. Hãy đầu tư vào việc lắng nghe và giao tiếp với nhân viên nhiều hơn.
Các nhà lãnh đạo, nhất là những người làm nhân sự cần lắng nghe nhiều hơn, duy trì sự gắn kết giữa tổ chức và con người để khai phá sức cạnh tranh của nguồn lực nội tại.
“Những tổ chức kết nối có hai lỗ tai, một cái miệng và rất nhiều bàn tay”, CEO Talentnet nhấn mạnh.
Tái tạo nhân sự để bứt phá
Startup nhân sự hoạt động ở Việt Nam gọi vốn 50 triệu USD
Đến nay, Glints đã chào đón hơn 3 triệu nhân tài từ 5 thị trường là Indonesia, Singapore, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan. Trước đó, Glints ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2019.
Ngân hàng cạnh tranh khốc liệt ‘hút’ nhân sự chuyển đổi số
Các vị trí về công nghệ thông tin – một trong những nền tảng quan trọng trong việc chuyển đổi số, luôn khan hiếm ứng viên.
Công ty Nhật ở Việt Nam đối mặt thách thức về nhân sự
Các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức về chi phí nhân sự ngày càng tăng, nguồn cung nhân lực không đủ, đặc biệt là cho các vị trí quản lý cấp trung.
Cuộc chiến mới của giới quản trị nhân sự
Người làm nhân sự nói riêng và doanh nghiệp nói chung cần chuẩn bị để sẵn sàng đón đầu các xu hướng mới trên thế giới như trào lưu nghỉ việc ồ ạt, mô hình làm việc kết hợp… hiện vẫn chỉ đang nhen nhóm ở Việt Nam nhưng có thể bùng nổ trong thời gian sắp tới.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.