Tổng nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn toàn ngành ngân hàng giảm xuống 566.000 tỷ đồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo trước Quốc Hội.
Đó là phát biểu của ông Vi Tuấn Hiệp – Chánh văn phòng Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tại Hội thảo “Luận cứ khoa học cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Giai đoạn những năm 2000-2010, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD) đã phát triển rất mạnh để đáp ứng nhu cầu về vốn của thị trường. Vì vậy, để cạnh tranh lẫn nhau và thu hút khách hàng, các TCTD này đã giảm tiêu chuẩn cấp tín dụng để có được khách hàng, từ đó những ‘khoản vay dưới chuẩn’ nảy sinh, làm nợ xấu gia tăng nhanh chóng.
Theo con số thống kê từ các tổ chức và ngân hàng trung ương, tỷ lệ nợ xấu vào giai đoạn này đã chiếm 15-20% tổng dư nợ tín dụng của cả ngành, trong khi theo thông lệ quốc tế, con số này chỉ khoảng 3%.
Ngay sau đó, Việt Nam đã học hỏi các mô hình trên thế giới và đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ xấu bao gồm cấp thêm vốn cho các định chế tài chính để nâng cao năng lực tài chính của họ trong việc xử lý nợ xấu; điều chỉnh các quy định về đánh giá, xếp loại nợ hướng tới thông lệ quốc tế và hình thành các công ty quản lý tài sản theo hai hình thức: tập trung và phân tán.
Tại Việt Nam, hiện có hai tổ chức xử lý nợ xấu: Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ tài chính, tập trung xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu của Nhà nước là chính và những khoản nợ này rất khó xử lý và không đạt được như mong muốn; và Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), thực hiện việc mua nợ xấu của tất cả các TCTD thông qua hình thức phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu.
"VAMC ra đời đã khơi thông cục máu đông trong sức khỏe của nền kinh tế. Tính đến hiện tại, VAMC đã mua lại và quản lý 300 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Các năm 2014-2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống dưới 3%, ở ngưỡng an toàn", ông Hiệp cho biết.
Đến năm 2016, Chính phủ và ngân hàng nhà nước đã cho phép VAMC được thực hiện các hoạt động mua bán theo cơ chế thị trường đối với các khoản nợ xấu đã mua. Chính phủ cũng đã hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản thông qua việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, cho phép tất cả các tổ chức cá nhân được tham gia vào thị trường mua bán nợ.
Thực trạng xử lý nợ xấu của VAMC
Ông Hiệp nhận định: "Thị trường Việt Nam kỳ vọng nợ xấu phải được xử lý nhanh và hiệu quả nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định rằng xử lý nợ xấu nhanh là không thể. Bởi quá trình xử lý nợ xấu gặp quá nhiều vấn đề phức tạp và vướng mắc về mặt pháp lý".
Thứ nhất, việc xử lý nợ xấu luôn phải đặt mục tiêu công khai và minh bạch lên hàng đầu, do đó, không thể nhanh được. Thông tin về các khoản nợ và tài sản đảm bảo (TSĐB) thiếu minh bạch. Các TCTD thường có xu hướng che giấu thông tin bất lợi về khoản nợ để thúc đẩy giao dịch mua bán nợ. Điều này khiến cho việc thẩm định một khoản nợ rất khó khăn, phức tạp.
Thứ hai, hồ sơ khoản nợ, TSĐB có tính chất phức tạp, mất thời gian về mặt pháp lý, quy trình. Bên mua nợ, khi mang hồ sơ đi thẩm định và tìm hiểu thực trạng mới ‘vỡ lẽ’ rằng khoản nợ được chào mua không ‘đẹp’ như kỳ vọng, khiến quá trình xử lý nợ diễn ra rất chậm.
Thứ ba, theo kinh nghiệm quốc tế, việc xử lý nợ xấu thường được tập trung và được một tổ chức đứng ra xây dựng kho dữ liệu về nợ xấu. Đây là một điều rất cần thiết để các bên tham gia như các nhà đầu tư trong và ngoài nước kết nối để tìm kiếm những khoản nợ, TSĐB đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có những trung tâm quản lý dữ liệu về nợ xấu như vậy. Vì lẽ đó, việc xây dựng một kho dữ liệu được quy chuẩn hóa tại Việt Nam là điều vô cùng cấp thiết.
Khi được hỏi về cách thức định giá các khoản nợ trên thị trường, ông Hiệp cho biết việc định giá hiện được diễn ra theo hai hình thức: thỏa thuận và định giá độc lập. Trong đó, Nhà nước khuyến khích hình thức thứ hai, tức định giá qua các công ty độc lập.
Tuy nhiên, công tác định giá nợ xấu chưa có quy định cụ thể, bởi bản chất định giá nợ xấu gắn với việc định giá quyền truy đòi nợ, tức khả năng trả nợ hay sức khỏe của doanh nghiệp đó.
"Theo đó, VAMC trong thời gian qua chủ yếu định giá khoản nợ thông qua định giá TSĐB. Tức là VAMC chỉ mua về và xác định bán tài sản đó để thu hổi nợ chứ không phải để tái cơ cấu lại doanh nghiệp trong khi đó lại có quá nhiều phương thức định giá tài sản", ông Hiệp cho biết.
Việc định giá tài sản không dựa trên sức khỏe của doanh nghiệp và không dựa trên sự hợp tác, phối hợp của doanh nghiệp là vấn đề nghiêm trọng cần phải được khắc phục.
Với các vấn đề tồn tại trên thị trường mua bán nợ như vậy, VAMC đưa ra một số khuyến nghị nhằm minh bạch hóa và đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, bao gồm:
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều tiết toàn bộ các hoạt động xử lý nợ xấu: hoàn tất thủ tục pháp lý TSBĐ; thu giữ tài sản; định giá tài sản; hoạt động tố tụng, thi hành án; khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu;
- Hệ thống hóa cơ sở xác định giá trị khoản nợ, quản lý dữ liệu, thông tin về nợ xấu, TSBĐ;
- Nâng cao năng lực của các tổ chức mua bán và xử lý nợ xấu (VAMC, DATC);
- Hạn chế hình sự hóa các sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng và ưu tiên áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự kinh tế để khắc phục hậu quả, giảm bớt tổn thất;
- Hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường: định giá, bảo lãnh, chứng khoán hóa nợ xấu
- Thúc đẩy hoạt động của Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo trước Quốc Hội.
Hàng loạt các tài sản như dự án bất động sản, máy móc... trị giá lên đến hàng ngàn tỉ đồng đã được kê biên, mang ra đấu giá.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.