Chi 300 tỷ lập công ty phát triển khu công nghiệp, KSB toan tính gì?
Hà Linh
Thứ sáu, 03/11/2017 - 10:24
Không chỉ hưởng lợi ích từ cho thuê đất đai và nhà xưởng, một số doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp còn nhắm đến nguồn thu từ bất động sản và dịch vụ phục vụ công nhân và chuyên gia làm việc trong khu công nghiệp.
KSB hướng đến nguồn thu từ nhà ở và dịch vụ phục vụ khu công nghiệp
Công ty CP Xây dựng và Khoáng sản Bình Dương (KSB) vừa thành lập Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp KSB với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Đây được coi là động thái bất ngờ của một doanh nghiệp từ trước đến nay vẫn dựa vào nguồn thu chính là khai thác đá xây dựng.
Thực ra, phát triển khu công nghiệp không phải là lĩnh vực kinh doanh mới của KSB. Hiện tại, KSB đang quản lý khu công nghiệp Đất Cuốc với tổng diện tích 553ha tại Bắc Tân Uyên, cách TP. Thủ Dầu Một 30km và cách TP. Hồ Chí Minh 40km.
Tuy nhiên, khu công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của KSB. Trong dự kiến tổng doanh thu 1.025 tỷ đồng của năm nay thì mảng khai thác và chế biến khoáng sản dự kiến thu về xấp xỉ 800 tỷ đồng, còn mảng khu công nghiệp và bất động sản mới chỉ có thể đóng góp doanh thu kỳ vọng 137 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với việc thành lập công ty chuyên về phát triển khu công nghiệp, KSB đang hướng tới mục tiêu tăng thêm doanh thu và lợi nhuận từ mảng kinh doanh này. Theo ông Ngô Trọng Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Khu công nghiệp KSB, trước mắt Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng và cho thuê khu công nghiệp Đất Cuốc, đồng thời đang đàm phán mua lại một khu công nghiệp có tiếng ở TP. Hồ Chí Minh.
Ông Nghĩa lập luận, KSB muốn đẩy mạnh đầu tư vào ngành mang tính chiến lược này vì thấy còn nhiều tiềm năng do lĩnh vực này nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của nhà nước.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn bất động sản JLL, bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục thu hút nhà đầu tư, trong đó, từ đầu năm đến nay khu vực Đông Nam Bộ đón nhận thêm 730ha từ KCN Lê Minh Xuân III tại TP. Hồ Chí Minh và KCN Bàu Bàng mở rộng tại Bình Dương. Tổng diện tích đất cho thuê đạt 25.556ha, tăng khoảng 2,8% so với cuối năm trước.
JLL cho biết, nguồn cầu tiếp tục tăng mạnh, với tỷ lệ lấp đầy đạt xấp xỉ 74,5% trong nửa đầu năm 2017, tăng 120 điểm so với cuối năm 2016. Trong 5 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Bình Dương và Đồng Nai vẫn là những điểm đến thu hút nhất.
Giá thuê đất và giá thuê nhà xưởng trung bình. Nguồn: JLL
Giá thuê đất khu công nghiệp cũng đang tăng lên, với mức tăng trung bình 2-5USD/m2/chu kỳ thuê so với cuối năm trước. Giá thuê đất tại TP. Hồ Chí Minh – nơi KSB đang nhắm đến - đạt mức cao nhất trong khu vực, trung bình khoảng 140USD/m2/chu kỳ thuê. Các thành phố còn lại có mức giá thuê dao động từ 30-100USD/m2/chu kỳ thuê. Tại Bình Dương, giá thuê trung bình đạt 65,6USD/m2/chu kỳ thuê.
Giá thuê nhà xưởng ở mức ổn định, từ 2-5USD/m2/tháng cho thời gian thuê ngắn đến trung hạn.
JLL dự báo, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê của thị trường KCN trong khu vực Đông Nam Bộ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và những nỗ lực của phía Chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Nghĩa, KSB sẽ không đơn thuần chỉ cho thuê đất xây dựng nhà xưởng mà sẽ phát triển một hệ sinh thái KCN bao gồm: KCN và các nhà máy sản xuất bên trong; cộng đồng dân cư vừa làm việc trong KCN, vừa sinh sống trong các khu dân cư – đô thị liền kề; và các doanh nghiệp, người lao động và cư dân trong KCN được hưởng thụ các tiện ích của khu thương mại dịch vụ đi kèm.
Đây cũng chính là hướng đi mà một số doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp đang hướng tới. Chẳng hạn, dự án VSIP tại Bắc Ninh và Hải Phòng ngoài diện tích xây dựng nhà xưởng còn có hàng trăm ha xây dựng khu đô thị. Tổng công ty Phát triển Kinh Bắc cũng quyết định mở rộng khu công nghiệp Tràng Duệ tại Hải Phòng để phát triển thêm khu đô thị cạnh khu công nghiệp. VID Group cũng bắt đầu chào bán các khu đô thị cạnh các khu công nghiệp đã hình thành tại Hải Dương và Hà Nam.
Ông Nghĩa cho biết, bên cạnh các khu công nghiệp, KSB sẽ cung cấp đầy đủ các điều kiện về nhà ở, các dịch vụ hỗ trợ như: tài chính, dịch vụ vận chuyển, y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, tuyển dụng và đào tạo lao động… cho các doanh nghiệp.
Trước mắt, KSB sẽ dành 19,23 ha xây dựng khoảng 1.000 ngôi nhà, trường học, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí… nhằm đáp ứng yêu cầu nhà ở, phục hồi sức khỏe, học tập và giải trí cho đội ngũ chuyên gia, công nhân viên các công ty trong KCN Đất Cuốc và các khu vực lân cận.
Cũng theo tiết lộ của ông Nghĩa, trong 9 tháng đầu năm 2017, 80% diện tích KCN Đất Quốc giai đoạn 1 đã lấp đầy, hoàn thành trên 155% kế hoạch cho thuê đất KCN và 260% kế hoạch lợi nhuận năm 2017 mà Đại hội cổ đông đề ra. Mới đây, Công ty Gỗ An Cường đã thuê 10ha đất với giá trị 5 triệu USD và An Cường sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy.
Xét về dài hạn, theo ông Nghĩa, mảng cho thuê và kinh doanh KCN sẽ mang lại doanh thu lớn cho KSB. Theo đó, dự tính, mảng khu công nghiệp sẽ thu về 650 tỷ đồng doanh thu từ việc cho thuê 53,2ha diện tích khu hiện hữu và hơn 1.865 tỷ đồng doanh thu từ việc cho thuê diện tích khu mở rộng từ nay cho đến năm 2020.
Lợi nhuận cả năm của công ty Khoán sản và Xây dựng Bình Dương có thể vượt xa kế hoạch 300 tỷ đồng sau khi ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án bất động sản Bình Đức Tiến.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.