Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Lợi nhuận cả năm của công ty Khoán sản và Xây dựng Bình Dương có thể vượt xa kế hoạch 300 tỷ đồng sau khi ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án bất động sản Bình Đức Tiến.
Công ty Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Khoáng sản Bình Dương - KSB) đạt doanh thu 750 tỷ đồng và lợi nhuận 192 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu của công ty đã tăng 16% và lợi nhuận tăng gần 30%.
Năm 2017, KSB đặt mục tiêu doanh thu 1.025 tỷ đồng, tăng 18% so với kết quả năm trước và lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng. Công ty dự kiến trả cổ tức 25% trong năm nay.
Khai thác mỏ vẫn là mảng tạo ra doanh thu ổn định cho công ty trong 9 tháng đầu năm. Theo ông Hoàng Văn Lộc, Phó tổng giám đốc KSB, công ty đã hoàn thành thủ tục và được UBND tỉnh Bình Dương cấp phép khai thác đá xây dựng tại mỏ đá Phước Vĩnh, diện tích 29,62 ha, độ sâu khai thác cote -20 m, trữ lượng gần 14,5 triệu m3 nguyên khối, công suất khai thác 1,2 triệu m3 nguyên khối/năm.
Ngoài ra, công ty đã đưa mỏ sét Bố Lá vào khai thác, cung cấp sét nguyên liệu cho nhà máy gạch Bình Phú của Công ty và các nhà máy gạch khác trong khu vực.
Cũng theo ông Lộc, hiện KSB đang khai thác 3 mỏ đá xây dựng gồm: Tân Đông Hiệp, Tân Mỹ và Phước Vĩnh. Trong đó, mỏ Tân Đông Hiệp khai thác độ sâu cote -120 m, sản lượng từ đầu năm đến nay là 1,5 triệu m3 và mục tiêu 2,1 triệu m3 trong năm 2017. Mỏ Phước Vĩnh có kế hoạch sản lượng là 1,1 triệu m3, nhiều khả năng sẽ đạt từ 1,2 triệu m3 trở lên. Mỏ Tân Mỹ hiện đạt 49% kế hoạch là 1,1 triệu m3, nhưng dự kiến sẽ hoàn thành 100% mục tiêu cả năm.
Ngoài ra, công ty đang thực hiện các thủ tục để xin chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép thăm dò, khai thác mỏ đá Tam Lập, diện tích 16,3 ha, trữ lượng hơn 7,6 triệu m3 đá nguyên khối. Công ty đã đền bù và mua quyền sử dụng đất.
Với các mỏ mới, Công ty Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương đang hướng đến mục tiêu là doanh nghiệp khai thác khoáng sản dẫn đầu khu vực Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, công ty đang tìm kiếm, sang nhượng các mỏ đá quy mô từ 20 - 40 ha, công suất khai thác từ 1,5 - 2 triệu m3/năm ở khu vực Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện đang có danh mục 4 - 5 mỏ đá để lựa chọn đầu tư.
Bên cạnh đó mảng quản lý và cho thuê khu công nghiệp Đất Quốc đang đóng góp vào tăng trưởng chung của công ty. Theo ông Ngô Trọng Nghĩa, Phó tổng giám đốc KSB, tính đến nay công ty đã lấp đầy hơn 80% diện tích KCN Đất Cuốc giai đoạn 1, hoàn thành trên 155% kế hoạch.
Trong dài hạn, riêng mảng khu công nghiệp, công ty dự kiến sẽ thu về 505 tỷ đồng doanh thu từ việc bán 53,2ha diện tích khu hiện hữuvà 1.865 tỷ đồng doanh thu từ việc bán diện tích khu mở rộng từ nay cho đến năm 2020.
Thông tin mới nhất từ KSB, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký quyết định số 2718/QĐ-UBND về việc chấp thuận cho phép chuyển nhượng dự án khu nhà ở Bình Đức Tiến cho đối tác.
Ước tính sau khi chuyển nhượng công ty sẽ thu được lợi nhuận trước thuế khoảng 45 tỷ đồng. Việc ghi nhận kết quả giao dịch này trong quý IV sẽ đưa tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vượt xa kế hoạch 300 tỷ đồng.
Cổ phiếu KSB giao dịch ở giá 47.000 đồng/ cổ phần ngày 11/10. Mới đây, công ty đã hoàn tất việc tạm ứng cổ tức 12% bằng tiền mặt cho cổ đông.
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.