Phát triển bền vững
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

Chứng kiến ngọn lửa bùng lên trong gian bếp khi đang dùng bữa với các con có lẽ là khoảnh khắc kinh hoàng nhất mà chị Thủy (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) phải trải qua trong cuộc đời.
May mắn, bản năng của người mẹ đã giúp chị Thủy bình tĩnh lại. Và cũng thật may mắn, những kỹ năng phòng cháy chữa cháy được tập huấn trước đó vài ngày đã giúp chị nhanh chóng xử lý ngọn lửa trước khi kịp cháy lan và gây nguy hiểm.
“Tôi vô cùng biết ơn vì đã được tham gia vào chương trình tập huấn”, người phụ nữ hành nghề đồng nát là mẹ của bốn đứa con nói tại Lễ tổng kết.
Cùng tham gia với chị Thủy có bà Đoàn, người phụ nữ đôn hậu, hiền lành, được chị em gọi thân mật là “chị đại”. Suốt 25 năm hành nghề, “chị đại” cho biết luôn cảm thấy tủi hờn bởi làm công việc “tận cùng quả đất”, quanh năm dãi dầu mưa nắng, làm bạn với rác thải.
Qua những buổi tập huấn, những chương trình giao lưu, bà Toàn không thấy tủi hờn nữa, thay vào đó là niềm vinh dự. Bởi, bà biết rằng mình không đơn giản chỉ là một người nhặt phế liệu kiếm sống mà là một “chiến binh xanh”, đứng trong hàng ngũ những “tấm lọc đầu tiên” của ngành tái chế, góp sức cho một môi trường xanh, sạch, đẹp.
Chị Thủy, bà Đoàn là hai trong số 250 lao động đồng nát, ve chai được hỗ trợ bởi Dự án Tiếp sức chiến binh xanh, do Công ty CP VietCycle tổ chức, với sự đồng hành của Quan hệ đối tác hành động toàn cầu về nhựa (GPAP) thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Dự án gồm hai buổi tập huấn chuyên sâu tại Hà Nội và TP.HCM cho 250 lao động đồng nát, ve chai, xoay quanh các chủ đề về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bình đẳng giới, tài chính cá nhân và kỹ thuật trong tái chế nhựa.
Song song với đó là triển lãm sáng tạo Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, lan tỏa giá trị văn hóa, vẻ đẹp lao động, trách nhiệm với môi trường cho hơn 1 nghìn bạn trẻ.
Tiếp sức những chiến binh xanh
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, khoảng 70% lượng rác tái chế tại Việt Nam được xử lý bởi nhóm lao động phi chính thức, bao gồm những người nhặt nhạnh ve chai, đồng nát, các vựa phế liệu và người lao động trong làng nghề tái chế.
Trong đó, nhóm ve chai, đồng nát được xem như “bộ lọc đầu tiên”, tách phần phế liệu có giá trị ra khỏi rác hỗn hợp. Họ đa phần là phụ nữ, đến từ khu vực nông thôn, tìm kiếm sinh kế tại các thành phố lớn nhưng cuộc sống gặp phải vô vàn khó khăn do làm việc trong điều kiện thiếu an toàn, thu nhập bấp bênh và không được hưởng các chính sách an sinh xã hội.

Ngành công nghiệp tái chế đang đứng trước những cơ hội lớn để chuyển mình theo hướng hiện đại. Hơn ai hết, VietCycle, vốn tập hợp những doanh nhân, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu gom, tái chế hiểu được rằng muốn có ngành công nghiệp tái chế tiên tiến, đạt chuẩn, cần phải có một hệ sinh thái hoàn chỉnh, bắt đầu từ những người thu gom ve chai, đồng nát.
Với lý do đó, hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét được VietCycle thành lập, bao gồm hàng trăm tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi giá trị thu gom, tái chế và hơn 3,5 nghìn lao động thu gom rác thải phi chính thức.
3,5 nghìn người đồng nát, ve chai ấy được VietCycle gọi với cái tên những “chiến binh xanh”. Dưới sự hỗ trợ của VietCycle và các đối tác, họ được hỗ trợ về bảo hộ lao động, tập huấn đảm bảo an toàn khi hành nghề, được hướng dẫn phân loại phế liệu, được thăm hỏi, động viên, tặng quà mỗi tháng.
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, VietCycle đã trở thành người bạn đáng tin cậy của những “chiến binh xanh”. Và cũng từ những tình cảm chân thành từ người bạn đáng tin cậy ấy, người đồng nát, ve chai lấy lại được sự tự tin, lấy lại được động lực tiếp tục hành nghề cũng như niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
“Ngày xưa, tôi chỉ dám nhận mình làm nghề tự do, ai bảo gì làm nấy. Từ khi có VietCycle, tôi tự tin nhận mình làm thu gom rác”, chị Nga, chiến binh xanh tham gia mạng lưới XanhNét và Dự án Tiếp sức chiến binh xanh, chia sẻ.
Tương lai tươi sáng
Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch VietCycle, thông tin, công ty đang triển khai xây dựng nhà máy tái chế nhựa mềm, dự kiến sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động từ năm 2026. Với nhà máy này, người đồng nát, ve chai có thể thu gom cả những vỏ bao nylon để kiếm thêm thu nhập.
Song song với đó, XanhNét cũng đang tích cực triển khai hoạt động ký kết, hợp tác với doanh nghiệp để thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Khoản tiền hỗ trợ từ EPR cũng sẽ là trợ lực quan trọng để hệ sinh thái tái chế, bao gồm cả những người đồng nát, ve chai phát huy giá trị.
Tất cả những nỗ lực ấy đều hướng đến mục tiêu cao cả của ông Vượng và VietCycle về một ngành tái chế tiến bộ, đạt chuẩn quốc tế, về một tương lai “Việt Nam văn minh với rác”.
Trong hành trình đầy gian nan phía trước, VietCycle được tiếp sức bởi chính sự chung sức, đồng lòng của những người ve chai, đồng nát.
“Công ty (VietCycle) đã nỗ lực vì cuộc sống ổn định của chúng tôi. Cchị em chúng tôi sẽ cùng chung tay vì xã hội, vì môi trường”, chị Duyên, một chiến binh xanh, nhắn gửi.
Sẽ thành lập khu công nghiệp chuyên về tái chế
Trợ lực mới cho đồng nát, ve chai
Cơ chế chia sẻ lợi ích cho các bên, giữa những người làm nghề đồng nát, ve chai và các công ty tái chế, đang mở rộng khi EPR được thực thi.
Những 'chiến binh xanh'
"Chiến binh xanh" là tên gọi xứng đáng được dành cho các cô, các chị đồng nát, ve trai. Trong suốt hàng chục năm qua, họ vẫn không quản ngại nắng mưa để đi thu mua hoặc nhặt nhạnh phế liệu từ thùng rác, bãi rác dân sinh.
Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Giải pháp cho những nút thắt trên hệ thống đường sắt
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ và kết nối đường sắt tới các cảng biển, cửa khẩu, khu công nghiệp chính là câu trả lời cho doanh nghiệp đường sắt.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Bán hàng online xuyên biên giới: Làm gì để khai thác 'mỏ vàng'?
Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được coi là một mỏ vàng cho những doanh nghiệp xuất khẩu, những nó sẽ mãi là vàng trong mỏ nếu doanh nghiệp không biết số hóa mình.
Vietnam Airlines Group sẵn sàng phục vụ hơn 3.200 chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4
Hướng tới kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng hơn 610.000 chỗ, tăng lần lượt 35% và 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cú xoay chiến lược của bảo hiểm nhân thọ
Thay vì gia tăng doanh thu, lợi nhuận, củng cố niềm tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu với các công ty bảo hiểm nhân thọ ở thời điểm này.
Nhà đầu tư săn đất nền Quy Nhơn, chung cư xuống giá
Trong khi đất nền thu hút dòng tiền đầu tư, thì phân khúc chung cư tiếp tục suy giảm về giá và gặp khó khăn trong việc bàn giao dự án đúng tiến độ.
Nguồn cung nhỏ giọt – vì sao nhà thấp tầng vẫn là lựa chọn an toàn của giới thượng lưu?
Thị trường bất động sản TP.HCM đang chứng kiến sự giảm mạnh về nguồn cung nhà ở liền thổ cao cấp, đặc biệt tại khu vực Nam Sài Gòn – nơi từng dẫn dắt xu hướng sống của giới thượng lưu trong nhiều năm qua. Khi quỹ đất ngày càng eo hẹp và sản phẩm mới gần như vắng bóng, nhu cầu tìm kiếm biệt thự, nhà phố chất lượng cao lại không ngừng tăng, thúc đẩy phân khúc này vào trạng thái được “săn đón” và hấp thụ mạnh mẽ.