Ngành sữa vẫn sôi động bất chấp dịch Covid-19
Từ đầu năm đến nay, ngành sữa vẫn ghi nhận sự tăng trưởng và các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất sôi động với các thương vụ M&A, ra mắt sản phẩm mới, tăng cường xuất khẩu,...
Có một câu hỏi khá phổ biến trong giới startup hay doanh nhân nói chung hiện nay: Có nên mở hoạt động kinh doanh mới trong thời buổi kinh tế vô cùng khó khăn như hiện nay?
Câu trả lời xuất hiện ngay trong đầu là không nên, vì bình thường mở ra kinh doanh là đã đủ rủi ro rồi, bây giờ kinh tế khó khăn như vậy thì rủi ro gấp bội!
Đó là câu trả lời nhanh theo phản xạ bình thường, còn câu trả lời có tính toán sâu hơn một chút sẽ còn tuỳ, vì nếu có một ý tưởng tốt có thể đáp ứng được một nhu cầu rõ ràng của thị trường thì tại sao không!
Rủi ro thật sự ở đây phải được hiểu là đi khởi nghiệp hay mở kinh doanh mới vào đúng một lĩnh vực mà nhu cầu thị trường đã bão hoà hay đang đi xuống, chẳng khác nào lái xe mà đâm đầu vào mấy con đường đang kẹt xe kín mít.
Tác giả Chan Kim và Renee Mauborgne của cuốn sách best seller Chiến Lược Đại Dương Xanh (Blue Ocean Strategy) gọi mấy con đường kẹt xe đó là “đại dương đỏ” - một thị trường cạnh tranh đầy máu!
Nói cách khác, môi trường kinh tế dù có thuận lợi đến cỡ nào đi nữa mà mở hoạt động kinh doanh mới ngay vào trong tâm bão thì chỉ có từ chết đến bị thương.
Nên theo hai tác giả này, các hoạt động kinh doanh mới nên tìm cách đi vào các “đại dương xanh” với ít hoặc chưa có đối thủ cạnh tranh mà nhu cầu thị trường lại rất lớn.
Đúng ra chính các hoạt động kinh doanh mới này sẽ là người khai mở, đánh thức và đáp ứng những nhu cầu đang tiềm tàng trong thị trường. Một khi những nhu cầu này mà được “gãi đúng chỗ ngứa” thì thời điểm nào, bối cảnh kinh tế nào không còn quan trọng nữa.
Ví dụ như ngay lúc này (thời dịch bệnh Covid-19) mà đi khởi nghiệp hay mở thêm kinh doanh trong các lãnh vực, ngành nghề liên quan hay phải dựa vào du khách quốc tế thì vô cùng rủi ro.
Vì việc đi đứng qua lại giữa các biên giới không biết bao giờ mới được khai thông trở lại hoàn toàn, chưa kể tâm lý của người tiêu dùng còn tiếp tục chịu ảnh hưởng một thời gian dài sau đó.
Nhưng cũng chính những rào cản, khó khăn, thay đổi trong và sau dịch cúm mà hàng loạt cơ hội mới lại mở ra, tạo điều kiện cho các “đại dương xanh” hình thành.
Phát hiện ra các nhu cầu mới này của thị trường sẽ là chiếc chìa khoá thành công bằng vàng cho các doanh nghiệp.
Vậy nhu cầu mới đó là gì, nằm ở lãnh vực nào? Mỗi nước, mỗi thành phố, mỗi thị trường có những đặc điểm khác nhau nên thành công sẽ tuỳ vào độ nhạy bén và phương thức triển khai của mỗi doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia quốc tế thì cho rằng các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến giáo dục dành cho trẻ em (children education), làm việc tại nhà (work from home), quản trị chuỗi cung ứng (managing supply chains), thậm chí các dịch vụ cắt tóc, khám bệnh, giải trí trong điều kiện mới sẽ lên ngôi - nếu các nhà kinh doanh biết đưa ra các giải pháp sáng tạo, hợp thời.
Tóm lại, trong thời buổi kinh tế khó khăn đầy thử thách như hiện nay không hẳn là mọi ý tưởng startup hay mở thêm hoạt động kinh doanh mới đều khó khăn, thui chột. Mà ngược lại, nếu các doanh nghiệp biết tìm ra các giải pháp để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường phát sinh trong bối cảnh như vậy, thì khó khăn sẽ trở thành cơ hội.
Hơn nữa, đây là lúc cạnh tranh ít nhất, nhiều cơ hội hợp tác nhất, giá thuê mặt bằng rẻ nhất, nhân công tràn đầy nhất, và quan trọng nhất là rất nhiều nhu cầu mới của thị trường lại đang phát sinh, nảy nở trong thời gian này.
Suy cho cùng đối với một doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường vẫn luôn là cái gốc của mọi lý do để xuất hiện và tồn tại.
Từ đầu năm đến nay, ngành sữa vẫn ghi nhận sự tăng trưởng và các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất sôi động với các thương vụ M&A, ra mắt sản phẩm mới, tăng cường xuất khẩu,...
Hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành đã không còn băn khoăn về lợi ích đầu tư cho các chuyên gia về giải pháp và kiến trúc an ninh mạng. Đã đến thời điểm các giám đốc an toàn thông tin có tầm ảnh hưởng và tư duy sáng tạo bước lên phía trước.
Năm vấn đề trọng yếu nhất doanh nghiệp cần giải quyết là đổi mới sáng tạo chuyển đổi tổ chức, tăng trưởng doanh thu, bảo vệ người lao động, duy trì nguồn vốn lưu động và giảm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Trong phản ứng với Covid-19, doanh nghiệp cần quan tâm tới các vấn đề trong quan hệ với người lao động nhằm tránh rủi ro làm trái các quy định về pháp luật lao động hiện hành, bị truy vấn thuế hay chịu các khoản phạt phát sinh trong tương lai.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.