Quy hoạch tài nguyên vùng bờ tập trung bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, sinh thái biển và các giá trị khác.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ cho giai đoạn 2021-2023, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm bảo vệ hệ sinh thái và tăng diện tích bảo tồn.
Quy hoạch tập trung vào việc bảo vệ giá trị tự nhiên và phục hồi đa dạng sinh học tại các khu vực ven biển và rừng ngập mặn, với mục tiêu đạt diện tích bảo tồn bằng ít nhất 6% tổng diện tích vùng biển quốc gia.
Phạm vi quy hoạch bao gồm cả vùng biển ven bờ và đất ven biển tại 28 tỉnh, thành phố. Để bảo đảm tính vẹn toàn của hệ sinh thái, một số khu vực sẽ mở rộng phạm vi quy hoạch cả về phía đất liền và biển.
Các vùng đất ven biển sẽ được quy hoạch dựa trên phân bổ của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và chia theo bốn vùng kinh tế - xã hội: vùng phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; vùng Đông Nam Bộ, gồm có Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh; vùng Tây Nam Bộ từ Tiền Giang đến Kiên Giang.
Đặc biệt, quy hoạch tập trung đầu tư vào hạ tầng ven biển tại khu vực phía Bắc, với Hải Phòng và Quảng Ninh là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế. Các khu vực như Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình sẽ phát triển mạnh và bền vững kinh tế biển.
Cảng biển quốc tế và dịch vụ logistics tại Hải Phòng - Quảng Ninh được ưu tiên phát triển trong khi hình thành các khu du lịch quốc tế hóa cao ở Vân Đồn, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sẽ đóng vai trò cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào, tập trung vào kinh tế biển, du lịch, và khai thác tài nguyên. Các khu vực như Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM sẽ phát triển mạnh về cảng biển, logistics, và khai thác dầu khí.
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sẽ đóng vai trò cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào, tập trung thu hút đầu tư vào 11 khu kinh tế ven biển hiện có, tập trung phát triển kinh tế biển như du lịch, công nghiệp ven biển và năng lượng tái tạo.
Vùng đất ven biển Đông Nam Bộ sẽ trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á với các ngành, lĩnh vực ưu tiên là cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế; nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Ưu tiên xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, hình thành hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ hoàn chỉnh.
Khu vực Tây Nam Bộ sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp khí, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, cùng với nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.
Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng biển ven bờ
Việc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng biển ven bờ
được thực hiện trên cơ sở chức năng của các khu vực và nguyên tắc về xử lý chồng
lấn theo thứ tự ưu tiên:
Thứ nhất, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
Thứ hai, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái biển;
Thứ ba, nhu cầu cho các hoạt động phát triển kinh tế.
Đối với
chồng lấn giữa các hoạt động cho mục đích phát triển kinh tế, định hướng ưu
tiên sử dụng biển xác định theo thứ tự:
- Du lịch và dịch vụ biển;
- Kinh tế
hàng hải; khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển khác;
- Nuôi trồng và khai thác hải sản
- Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới.
Trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và các bộ, ngành có liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường
trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thứ tự ưu tiên sử dụng đối với biển ven bờ
cụ thể dựa trên việc phân tích, đánh giá tính hiệu quả, chi phí lợi ích về kinh
tế, xã hội, môi trường và khả năng hỗ trợ bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển.
6 giải pháp thực hiện quy hoạch
Quyết định đề ra 6 giải pháp thực hiện quy hoạch, về quản lý, môi trường, khoa học và công nghệ; tuyên truyền và đào tạo ; tài chính và đầu tư, hợp tác quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch;
Thủ tướng yêu cầu định
kỳ tổ chức đánh giá, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định; công bố quy
hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đồng thời xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thực hiện
quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
quốc gia về quy hoạch theo quy định.
Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư để bố trí ngân sách hàng năm; tổng hợp trình cấp có thẩm quyền giao kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện quy hoạch.