Chính phủ giữ khung làm việc 48 giờ/tuần và nghỉ thêm Ngày gia đình Việt Nam
Nhã Lam
Thứ năm, 07/11/2019 - 11:21
Hiện hầu hết các nước trong khu vực ASEAN đều đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ, vì vậy, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường 48 giờ/tuần như quy định hiện hành.
Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, ông Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 6/11.
Theo đó, về thời giờ làm việc bình thường, theo quy định hiện hành, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần, trong Luật cũng quy định khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Qua báo cáo đánh giá sơ bộ của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, hiện có 89,6% doanh nghiệp đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ, 3,6% thực hiện 44 giờ, 6,8% thực hiện 40 giờ. Trong khu vực ASEAN, hầu hết các nước đều đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ.
Về góc độ kinh tế, Chính phủ cho rằng nếu giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần thì tổng thời gian giảm giờ/năm (tương đương 8,4%); đánh giá sơ bộ cho thấy, tổng chi phí lao động tăng lên khoảng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỉ USD mỗi năm.
Theo báo cáo giải trình, điều quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm đi khoảng gần 0,5%.
Từ đó, nỗ lực phấn đấu của Việt Nam để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp sẽ bị ảnh hưởng.
Theo dự báo của các chuyên gia, nếu muốn không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam phải phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm.
Theo Chính phủ, đây là vấn đề rất lớn, hệ trọng, liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước và có tác động rất lớn đến năng suất, tăng trưởng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách rất kỹ lưỡng.
Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ và chưa trình việc giảm thời giờ làm việc bình thường tại thời điểm này.
Do đó, Chính phủ thống nhất cao với tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
Đồng thời đề nghị bổ sung, quy định rõ trong luật 3 điểm gồm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần;
Tăng cường cơ chế thương lượng tập thể về việc giảm giờ làm việc bình thường tại doanh nghiệp;
Giao Chính phủ, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp theo quy định tại khoản 1, điều 105 của dự thảo bộ luật.
Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ;
Đồng thời, quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm, bao gồm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, sau khi nhận được đóng góp của các đại biểu Quốc hội vào ngày 23/10, Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét bổ sung một ngày nghỉ lễ là 28/6 (Ngày Gia đình Việt Nam).
Về đề xuất tăng thời gian làm thêm tối đa từ 300 giờ/ năm lên 400 giờ/năm, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP. HCM, trong ngắn hạn thì người chủ sử dụng lao động có thêm lợi ích, người lao động có thêm tiền nhưng về lâu dài, năng suất lao động không tăng.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc kéo dài thời giờ làm thêm của người lao động là một nghịch lý. Bộ luật Lao động sửa đổi cần tìm được điểm cân bằng giữa bảo vệ người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Việc giảm giờ làm việc xuống mức 44 giờ/ tuần như trong Dự thảo Bộ luật lao động được nhận định sẽ khiến chi phí tiền lương, tiền công lao động ngày càng cao, gia tăng áp lực cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.