Tiêu điểm
Chính phủ sau tinh gọn: Còn 14 bộ và thêm 2 phó thủ tướng
Chính phủ sau tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ và thêm hai phó thủ tướng, nhằm giảm chồng chéo và nâng cao hiệu quả điều hành trong giai đoạn mới
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu, bao gồm 25 thành viên, trong đó có 7 phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Việc tinh gọn bộ máy đã giúp giảm 4 bộ và một cơ quan ngang bộ so với trước đây.

Hai phó thủ tướng mới được bổ nhiệm là ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư, và ông Mai Văn Chính, Trưởng ban Dân vận Trung ương. Trước đó, Thủ tướng có năm phó thủ tướng giúp việc gồm các ông Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, và Bùi Thanh Sơn.
Được biết, ông Nguyễn Chí Dũng sinh năm 1960, quê ở Hà Tĩnh và là tiến sĩ kinh tế; Ủy viên Trung ương khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Từ năm 1993, ông trải qua nhiều vị trí tại Bộ Kế hoạch và đầu tư: Phó vụ trưởng rồi Thứ trưởng. Từ tháng 4/2009 đến 4/2016, ông chuyển qua vị trí Phó bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận, rồi Chủ tịch tỉnh và Bí thư tỉnh ủy. Từ 4/2016 đến nay, ông Dũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Ông Mai Văn Chính sinh năm 1961, quê Long An, là thạc sĩ Quản trị kinh doanh, kỹ sư Kinh tế nông nghiệp, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII.
Ông từng giữ nhiều vị trí ở tỉnh Long An trước khi làm Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương rồi Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Bộ Nội vụ được hợp nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiếp quản chức năng của cả hai bộ, bao gồm cả việc quản lý lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội và bình đẳng giới. Bà Phạm Thị Thanh Trà giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới.
Bà Trà sinh năm 1964, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ tháng 4/2021 đến nay; là cử nhân Sư phạm ngữ văn, thạc sĩ Quản lý giáo dục; quê Nghệ An.
Xuất phát là Giáo viên trường phổ thông cơ sở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, bà từng giữ nhiều chức vụ tại tỉnh Yên Bái như Bí thư Tỉnh Đoàn; Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Phó chủ tịch UBND tỉnh; Bí thư thành ủy; Phó bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư tỉnh ủy Yên Bái.

Bộ Khoa học và công nghệ được hợp nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông, kế thừa chức năng và nhiệm vụ của cả hai. Quản lý báo chí, xuất bản được chuyển sang Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bộ trưởng Khoa học và công nghệ mới.
Ông Hùng sinh năm 1962, quê tại Bắc Ninh và là thạc sĩ kinh tế, thạc sĩ kỹ thuật, kỹ sư viễn thông vô tuyến.
Ông trải qua nhiều vị trí ở Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) từ trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng rồi Phó giám đốc và làm Tổng giám đốc từ năm 2014. Ông Hùng chính thức giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông từ tháng 10/2018 đến nay.

Bộ Xây dựng kết hợp với Bộ Giao thông Vận tải, tiếp quản chức năng của cả hai bộ, đồng thời chuyển nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe về Bộ Công an. Ông Trần Hồng Minh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới.
Ông Minh sinh năm 1967, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông là tiến sĩ kỹ thuật, hơn 20 năm gắn bó với Trường Sĩ quan công binh, từ vị trí học viên đến giảng viên, trưởng bộ môn, phó trưởng khoa, trưởng khoa cầu đường vượt sông.
Từ năm 2009, ông làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 249, sau đó là Phó tham mưu trưởng Binh chủng, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, Tư lệnh Binh chủng Công binh. Từ năm 2016, ông làm Phó tư lệnh Quân khu 1, Tư lệnh Quân khu 1, và Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Đến năm 2021, ông giữ chức Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng trước khi đảm nhận vai trò mới tại Bộ Giao thông vận tải từ tháng 11/2024.

Bộ Tài chính mới được thành lập từ sự hợp nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiếp nhận quản lý bảo hiểm xã hội và quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp lớn. Ông Nguyễn Văn Thắng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng.
Ông Thắng sinh năm 1973, quê Hà Nội, là tiến sĩ tài chính lý thuyết tiền tệ và từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống ngân hàng và chính quyền địa phương.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết) và khóa XIII, đồng thời là đại biểu Quốc hội khóa XIV và XV.
Sau 18 năm làm việc tại VietinBank, ông đã lần lượt đảm nhận vai trò Phó chủ tịch và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Bí thư tỉnh ủy Điện Biên và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ năm 2022.
Đến tháng 11/2024, ông được Quốc hội phê chuẩn chuyển sang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Bộ Nông nghiệp và môi trường được thành lập từ sự hợp nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và môi trường, đồng thời nhận thêm nhiệm vụ quản lý giảm nghèo. Ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng.
Một số chức năng khác cũng được điều chỉnh, như giáo dục nghề nghiệp chuyển sang Bộ Giáo dục và đào tạo, còn bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Y tế. Công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai được chuyển giao cho Bộ Công an.
Ông Đỗ Đức Duy, 55 tuổi, quê Thái Thụy, Thái Bình, là thạc sĩ Xây dựng, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, đại biểu Quốc hội khóa 15.
Trước khi làm Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường từ tháng 8/2024 đến nay, ông từng là kỹ sư kết cấu công trình, giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội, công tác tại Bộ Xây dựng và tỉnh Yên Bái.

Bộ Dân tộc và tôn giáo được thành lập trên cơ sở Ủy ban Dân tộc, tiếp nhận chức năng quản lý tôn giáo từ Bộ Nội vụ. Ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng.
Ông Dung sinh năm 1962, quê ở Hà Nam và là thạc sĩ quản lý hành chính công. Sau vài năm công tác tại quê nhà, từ năm 2010 ông làm Phó bí thư, Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội từ tháng 4/2021 đến nay.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cùng các cơ quan ngang bộ khác vẫn giữ nguyên cơ cấu, với lãnh đạo không thay đổi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định tăng số lượng thứ trưởng và phó thủ trưởng tại một số bộ. Bộ Ngoại giao được phép có tối đa 7 thứ trưởng. Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng tăng lên không quá 9. Bộ Nội vụ có tối đa 7, trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng thêm một phó thống đốc, nâng tổng số lên 6.
Việc sắp xếp bộ máy hành chính nhằm tinh giản cơ cấu, giảm chồng chéo chức năng và nâng cao hiệu quả điều hành trong giai đoạn mới.
Tinh gọn bộ máy để đất nước 'vươn mình' khác thường
Quốc hội họp bất thường về tinh gọn bộ máy và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp bất thường, tập trung xem xét các vấn đề về tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ các vướng mắc thể chế quan trọng.
Quyết tâm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ tinh gọn quy mô, số lượng, mà phải tạo sự thay đổi về 'chất' trong hoạt động.
Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt nhân
Trung ương Đảng xác định tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ "đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị".
Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
CII đề xuất xây 4 cây cầu kết nối Thủ Thiêm
Hình thức thực hiện là đối tác công tư, trong đó áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao là thanh toán bằng quỹ đất hoặc bằng tiền.
Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam hợp lực
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Thủ tướng: Giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam từ tháng 8 tới
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.
Thủ tướng đề xuất 5 giải pháp ứng phó khủng hoảng môi trường và y tế tại BRICS
Tại Hội nghị BRICS mở rộng 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu về môi trường và y tế.
Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn
Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.
Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo
Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.
Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan
Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.
Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành
Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.
1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific
1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt
Giá chung cư Hà Nội trong quý II tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ sụt giảm mạnh, cho thấy người mua đang ngày càng thận trọng hơn trước những diễn biến thị trường.
Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.