Tiêu điểm
Chính phủ sẽ dốc toàn lực thúc đẩy nền kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chính phủ luôn nhận thức rằng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, do đó, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ dốc toàn lực hỗ trợ tư nhân thuận lợi làm kinh tế.

Trong vài năm gần đây, GDP Việt Nam luôn tăng trưởng với các con số ấn tượng, như trong 6 tháng đầu năm 2018 là 6,8%. Thành quả này có sự góp công rất lớn từ nền kinh tế tư nhân, lực lượng đóng góp tới 50% vào tổng GDP, cao nhất so với các thành phần kinh tế khác như nhà nước hay FDI.
Một năm, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra 500.000 việc làm, chiếm 62% tỷ trọng việc làm mới ở Việt Nam, đồng thời hỗ trợ nhà nước xuất khẩu, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng doanh nghiệp.
“Nền kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng trong tiến trình phát triển của chúng ta. Vì thế, mục tiêu trước mắt của Chính phủ là sẽ dốc toàn lực, tạo điều kiện thuận lợi, để hỗ trợ - thúc đẩy thành phần kinh tế này ‘bùng nổ’ hơn nữa trong tương lai”, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu khẳng định trong Diễn đàn kinh doanh 2018 do Forbes tổ chức vào 26/7.
Theo ông Hiếu, thực tế Nhà nước đã có rất nhiều hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân và tạo ra được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn của Chính phủ và cả doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ đang chỉ đạo các đoàn thể ban ngành phải quyết liệt hơn nữa trong công tác quản lý – cải cách hành chính, nhằm trợ giúp tối đa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Chính phủ luôn có tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp tư nhân, cải cách thể chế, chỉ đạo các hành động cụ thể giúp tất cả các thành phần kinh tế cạnh tranh công bằng – minh bạch, được đối xử bình đẳng. Chính phủ cũng tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, có luật riêng cho các SMEs, đơn giản hóa các thủ tục hành chính..
Chính phủ cũng đưa ra những chính sách cụ thể để ủng hộ kinh tế tư nhân như: giảm thuế cho SMEs, các điều luật liên quan đến kinh tế đều chiếu theo chuẩn của thế giới, hỗ trợ vốn và mở rộng thị trường…
“Những cố gắng trên của Chính phủ đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trong Diễn đàn kinh tế thế giới, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã tăng lên vị trí 68/190 nước, cao nhất từ trước đến nay”, ông Hiếu nhận xét.
Năm 2017, Việt Nam có 126.000 doanh nghiệp và có 81.000 doanh nghiệp mới/quay lại hoạt động, 3.000 startup. Các startup đổi mới sáng tạo ứng dụng các công nghệ - giải pháp có giá trị vượt trội, thu hút được nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm/nhà đầu tư thiên thần. Qua đó cho thấy, giới trẻ Việt Nam có trình độ về công nghệ thông tin cao, sức tiếp thu nhanh.
Nhiều dự báo rất lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2016-2020. Trong năm 2020, nền kinh tế tư nhân chính là năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân sẽ có quy mô lớn mạnh hơn.
Để tất cả những dự báo trên trở thành hiện thực, theo ông Hiếu, ngoài ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần phải làm nhiều thứ khác để củng cố niềm tin của thành phần kinh tế tư nhân vào triển vọng phát triển của bản thân.
Đầu tiên và quan trọng nhất, Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo các cơ quan quản lý, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong cải cách hành chính. Rà soát lại các thủ tục hành chính, trọng tâm là giúp doanh nghiệp SMEs dễ dàng hơn khi ra thị trường kinh doanh, xóa bỏ các loại phí không chính thức, thuận lợi hơn khi tiếp cận các nguồn vốn hay làm các thủ tục liên quan đến đất đai…
Thứ hai, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, kết nối các startup và doanh nghiệp lớn, khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khai thác hết tiềm năng sẵn có, chú trọng bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường.
Thứ ba, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia góp vốn – mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước.
“Muốn có thể đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay đất nước khởi nghiệp đổi sáng tạo, cần nền kinh tế tư nhân phải thể hiện hết năng lực của bản thân. Ngược lại, chúng ta cần có Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, mạng lưới nhân tài xuất sắc…”, ông Hiếu kết luận.
Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.