Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI

Quỳnh Chi Thứ ba, 10/07/2018 - 08:05

Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ chức năng để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

Vừa qua, tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã giới thiệu chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thế hệ mới cho giai đoạn ưu tiên, giai đoạn ngắn hạn và trung hạn cho Việt Nam nhằm thu hút FDI có chất lượng và mang tính lan toả cao hơn.

Tuy nhiên theo đánh giá của IFC, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng như mô hình thực hiện quản lý đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn gặp một số vấn đề để thực hiện được chiến lược này. 

Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ bị phân tán mạnh giữa nhiều bộ ngành, cơ quan, khiến Việt Nam có vị thế yếu kém trong việc nắm bắt cơ hội giải quyết những thách thức của việc phát triển theo định hướng chuỗi giá trị toàn cầu. 

Theo đó,ở cấp độ hàng ngang, tình trạng điều phối và cộng tác thiếu hiệu quả đã làm suy giảm khả năng thành công trong việc thu hút đầu tư FDI thế hệ hai hoặc làm giảm sự thúc đẩy hiệu ứng lan toả của FDI.

Ở cấp độ hàng dọc, những nhược điểm trong điều phối ở trung ương, địa phương và những sự chồng chéo đã gây nên nhiều lãng phí. 

Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI
IFC cho rằng mô hình quản lý đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện còn nhiều vấn đề

Đặc biệt, IFC cho rằng Cục Đầu tư nước ngoài hoạt động còn chưa hiệu quả do kết hợp chức năng quản lý và xúc tiến đầu tư, là những chức năng có sự mâu thuẫn với nhau và cũng là mô hình hoạt động của những cơ quan xúc tiến đầu tư có hiệu quả yếu kém trên thế giới.

Tổ chức này nhận định, hiện chưa có tổ chức nào ở Việt Nam có đủ năng lực, trình độ nhân lực và thẩm quyền triệu tập để thực hiện vận động chính sách một cách hiệu quả và xúc tiến đầu tư phù hợp với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

Việt Nam chưa có một cơ quan đầu mối rõ ràng cho nhà đầu tư nước ngoài ở cấp trung ương, phân công nhiệm vụ về công tác xúc tiến FDI thế hệ thứ hai giữa trung ương và địa phương còn chưa rõ ràng.

Do đó, IFC khuyến nghị cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp để cải thiện tình hình đầu tư nói chung cũng như chất lượng, khả năng tiên lượng về luật định. 

IFC cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý xúc tiến đầu tư thế hệ mới với một ban quản trị mạnh có sự hiện diện đáng kể của khối kinh tế tư nhân (có thể bổ sung một ban cố vấn đại diện cho khối kinh tế tư nhân). 

Trong mô hình này, theo IFC, Chính phủ nên tìm cách lồng ghép một số chức năng để khắc phục các điểm yếu về điều phối và thực hiện chính sách hiện hành, bảo đảm tận dụng được các cơ hội và khả năng hiệp đồng giữa các chương trình quan trọng có liên quan như xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,chính sách hạ tầng công nghiệp, và đổi mới, sáng tạo. 

Bên cạnh đó, tổ chức này nhìn nhận với mô hình mới này, Việt Nam có thể để từng đơn vị, hay một đơn vị "ảo" trên góc độ nhà đầu tư, xây dựng và thực hiện gói giải pháp cho các nhà đầu tư chiến lược; thu hút nhân viên có kinh nghiệm và kỹ năng về kinh tế tư nhân, trong đó có kinh nghiệm làm việc ở các ngành và lĩnh vực ưu tiên. 

Cần xem xét thực tiễn cụ thể của Việt Nam

Theo đánh giá của TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), các khuyến nghị của IFC đưa ra là khá hợp lý trong việc thu hút FDI chất lượng cao hơn cho Việt Nam song vẫn cần nhìn nhận một số vấn đề cụ thể.

IFC: Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả trong thu hút FDI
TS. Phan Hữu Thắng

Trước hết, việc tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế là hợp lý song vẫn phải kết hợp với các vấn đề mà nội bộ trong nước cần bàn đến như an ninh quốc phòng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tổ chức bộ máy nhà nước và áp vào điều kiện cụ thể của quốc gia.

Đối với việc thành lập cơ quan quản lý xúc tiến đầu tư thế hệ mới, ông Thắng cho rằng việc phân cấp, quản lý đầu tư như hiện nay cũng đã hạn chế rất nhiều vai trò của Cục đầu tư nước ngoài; theo đó, chức năng nhiệm vụ của FIA không phải xử lý toàn bộ việc thu hút và quản lý FDI.

Ông Thắng cho biết, FIA có 2 bộ phận gồm đơn vị xúc tiến và đơn vị quản lý, tuy nhiên hiện nay việc xúc tiến đầu tư đã được giao cho các tỉnh, nghĩa là các tỉnh có quyền lựa chọn các dự án đầu tư và cấp phép, thực hiện xúc tiến đầu tư tại các nước khác; điều này đã dẫn đến việc nắm bắt và quản lý của FIA còn gặp nhiều khó khăn. 

Do đó, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, cần xây dựng chương trình quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư FDI để phân cho các tỉnh phải theo; tránh chồng lấn trong việc xúc tiến đầu tư giữa các tỉnh cũng như tránh việc cạnh tranh ngầm trong thu hút các dự án FDI giữa các địa phương trong nước. 

Bàn về sự tham gia của khối kinh tế tư nhân trong cơ quan quản lý xúc tiến đầu tư thế hệ mới mà IFC giới thiệu, ông Thắng lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến việc lợi ích của các doanh nghiệp bị mang vào trong việc quản lý, tạo nên quyền lợi sân sau.

Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi?

Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi?

Tiêu điểm -  6 năm
Mặc dù các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có thể chấp nhận chi phí không chính thức như một phần của cuộc chơi tuy nhiên tham nhũng có thể là một trong những trở ngại thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi?

Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi?

Tiêu điểm -  6 năm
Mặc dù các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có thể chấp nhận chi phí không chính thức như một phần của cuộc chơi tuy nhiên tham nhũng có thể là một trong những trở ngại thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'

Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'

Leader talk -  6 năm

Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định trong những năm qua, việc cải cách môi trường kinh doanh và thực hiện các hiệp định thương mại đã tạo ra những đột phá nhưng sự lan tỏa của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất thấp.

Vẫn thiếu ‘sợi chỉ hồng’ gắn kết doanh nghiệp nội và khu vực FDI

Vẫn thiếu ‘sợi chỉ hồng’ gắn kết doanh nghiệp nội và khu vực FDI

Tiêu điểm -  6 năm

Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài (FDI) đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế, mối liên kết của của những doanh nghiệp này với khu vực trong nước chưa đạt như kì vọng.

Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Tiêu điểm -  6 năm

Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.

Tranh chấp thương mại: Doanh nghiệp FDI có xu hướng chọn trọng tài thay vì tòa án

Tranh chấp thương mại: Doanh nghiệp FDI có xu hướng chọn trọng tài thay vì tòa án

Tiêu điểm -  6 năm

Có tới 40% các doanh nghiệp FDI đã lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  9 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  9 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.