Tiêu điểm
Chính quyền đặc khu hành chính – kinh tế sẽ được tổ chức theo phương án nào?
Bộ máy chính quyền chuyên nghiệp, gọn nhẹ và chính sách ưu đãi vượt trội được xem như hai nhân tố cơ bản tạo nên sức hút của đặc khu hành chính - kinh tế đối với các nhà đầu tư.
Nếu như những ý kiến ban đầu nghiêng về phương án chính quyền đặc khu có một Trưởng đặc khu khi dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được đưa ra Quốc hội thảo luận cuối năm ngoái, thì thời gian gần đây các luồng quan điểm lại đang ủng hộ cho phương án có Uỷ ban nhân dân (UBND) và Hội đồng nhân dân (HĐND) đặc khu.
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt của Uỷ ban thường vụ (UBTV) Quốc hội gần đây nhất cũng nghiêng về phương án tổ chức chính quyền đặc khu theo hướng gồm có HĐND và UBND đặc khu.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của UBND và HĐND đặc khu được đổi mới cơ bản nhằm bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
Cụ thể, HĐND đặc khu có không quá 15 đại biểu, trong đó đa số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; không tổ chức thường trực HĐND và các ban của HĐND. HĐND đặc khu có chủ tịch và một phó chủ tịch HĐND. Kết quả bầu Chủ tịch HĐND đặc khu phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
UBND đặc khu chỉ bao gồm chủ tịch và hai phó chủ tịch. Chủ tịch và phó chủ tịch UBND đặc khu không nhất thiết là đại biểu HĐND đặc khu.
Bộ máy giúp việc của HĐND, UBND gồm văn phòng giúp việc chung HĐND và UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND đặc khu (không quá 7 cơ quan) và trung tâm hành chính công đặc khu.
Về quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch UBND đặc khu, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho biết trong quá trình thảo luận và tiếp thu, chỉnh lý còn hai loại ý kiến khác nhau.
Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất là kiến nghị của lãnh đạo ba địa phương có đặc khu dự kiến được thành lập, đề nghị quy định theo hướng chủ tịch UBND đặc khu do HĐND đặc khu bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo giới thiệu của chủ tịch UBND cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn để bảo đảm tính chủ động cho các địa phương trong công tác nhân sự, đồng thời, phù hợp với tính chất trực thuộc cấp tỉnh của các đặc khu.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng với vị trí, vai trò quan trọng của đặc khu do Quốc hội quyết định thành lập, được phân quyền thực hiện nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên, việc lựa chọn nhân sự cho chức vụ người đứng đầu UBND đặc khu là vấn đề rất quan trọng, cần có sự định hướng từ Trung ương.
Do đó cần quy định chủ tịch UBND đặc khu do HĐND đặc khu bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi thống nhất với chủ tịch UBND cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
UBTV Quốc hội cho biết, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo loại ý kiến thứ nhất.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở đặc khu, UBTV Quốc hội cho biết, HĐND đặc khu chỉ quyết định một số vấn đề về nhân sự chủ chốt, thông qua quy hoạch đặc khu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách đặc khu, một số vấn đề liên quan trực tiếp tới cộng đồng dân cư địa phương và tập trung thực hiện chức năng giám sát.
UBND đặc khu có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu trong việc xây dựng để trình HĐND quyết định các vấn đề quan trọng của đặc khu; quyết định một số vấn đề về tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật, về tổ chức bộ máy giúp việc và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND đặc khu.
Chủ tịch UBND đặc khu thực hiện hầu hết các thẩm quyền về quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tại đặc khu, được phân quyền mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế với nhiều thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt, đồng thời phát huy quyền tự chủ và làm rõ trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND đặc khu.
Về cơ chế giám sát, ngoài các cơ chế giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành như giám sát của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, dự thảo luật đã bổ sung một điều quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền địa phương ở đặc khu.
Trong đó, quy định trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu phải công khai hoạt động của mình, nội dung công khai, hình thức công khai, trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
Đồng thời, quy định rõ trước khi quyết định một số nhiệm vụ quan trọng được phân quyền, UBND, chủ tịch UBND đặc khu phải lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược.
Về tổ chức đặc khu, dự thảo luật quy định trưởng khu hành chính do chủ tịch UBND đặc khu bổ nhiệm, là người đứng đầu khu hành chính, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, thực hiện các giải pháp quản lý dân cư và các hoạt động quản lý nhà nước khác trên địa bàn khu hành chính theo phân cấp, ủy quyền của chủ tịch UBND đặc khu.
Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luận trong kỳ họp sắp tới.
Dự kiến sẽ có ba đặc khu được thành lập, bao gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Không còn trưởng đặc khu: Đặc khu kinh tế có thực sự hấp dẫn?
Loại đất đai nào bị tạm dừng giao dịch tại đặc khu Bắc Vân Phong?
Đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản... là các loại đất được UBND tỉnh Khánh Hoà yêu cầu tạm ngừng chuyển mục đích sử dụng, quyền sử dụng và tách thửa cho đến khi Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt có hiệu lực.
PGS.TS Vũ Minh Khương: Dự thảo luật đặc khu kinh tế hiện nay chưa thật khoa học và có tầm
PGS.TS Vũ Minh Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các đặc khu kinh tế phải là điểm hút về công nghệ, nhân tài và là nơi để khẳng định đẳng cấp với thế giới.
Yêu cầu tạm dừng giao dịch đất đai tại các đặc khu kinh tế: 'Sai luật nhưng cần thiết và nên làm'
Đó là khẳng định của ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa trước quyết định của tỉnh này trong việc tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại đặc khu kinh tế tương lai Bắc Vân Phong.
Khánh Hòa yêu cầu tạm dừng giao dịch đất đai tại đặc khu Bắc Vân Phong
Sau tỉnh Quảng Ninh, Kiên Giang, đến lượt tỉnh Khánh Hòa yêu cầu tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất tại khu vực quy hoạch đặc khu kinh tế tương lai Bắc Vân Phong.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.