Leader talk
Chủ tịch Tập đoàn Masan: Chống dịch Covid-19, nếu sợ hãi sẽ thua cuộc
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang so sánh cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay giống như một đội bóng đang thi đấu trận quan trọng, nếu sợ hãi sẽ thua cuộc.
Sáng 12/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp lắng nghe đại diện một số doanh nghiệp tư nhân về tình hình khó khăn do Covid-19, đồng thời huy động hiến kế sáng tạo, chủ động và đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh đại dịch lây lan trên toàn cầu.
Lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, hàng không, lương thực, thực phẩm, công nghiệp như Tập đoàn Masan, Thaco Group, Tập đoàn BRG, Tập đoàn TH, Hãng hàng không Vietjet, Tập đoàn Sun Group đã tham dự buổi làm việc.
Chia sẻ với Thủ tướng và đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp tham dự, Chủ tịch tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét, "trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, có một thực tế, chúng ta đang phải đối diện với một nỗi sợ rất lớn."
“Điều này cũng giống như ta đá bóng, rất muốn thắng nhưng gặp trở ngại là trời mưa to. Khi đó, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến trời mưa, chúng ta thua. Nếu chúng ta sợ thua rút hết về phòng vệ để không thủng lưới, chúng ta không thắng", ông Quang nói.
"Vì vậy, muốn chiến thắng được trận bóng này, chúng ta phải tính toán, vừa phòng thủ thật chặt, hàng công cũng sẵn sàng. Chúng ta phải nghĩ đến thiệt mình thiệt người, cân nhắc lợi mình lợi người”, người đứng đầu Masan khẳng định.
Mặc dù vậy, chủ tịch Masan nhấn mạnh, “trong nguy ắt có cơ” và để đối phó với tình hình dịch bênh phức tạp, Việt Nam cần phải đặt ra một số ưu tiên.
Ưu tiên số 1 là ổn định tâm lý, ổn định xã hội, ổn định an sinh xã hội.
Ngày hôm qua, khi mọi người đều lo sợ dịch bệnh, ông Trương Công Thắng, CEO của VinCommerce và Masan Consumer đã xuống cửa hàng VinMart+ để bán hàng cùng nhân viên. Kết quả là, cửa hàng hôm đó doanh số tăng hơn và tinh thần của nhân viên cũng phấn chấn hơn.
Tiếp nữa, thay vì nhân viên vì lo sợ, báo ốm ở nhà không đi làm thì tất cả nhân viên đã đến cửa hàng làm việc đầy đủ. Việc này, trên góc nhìn của một đội bóng, đầu tiên chúng ta nghĩ đến thủ chắc nhưng vẫn phải có hàng công để sẵn sàng các tình huống.

Về an sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo rất sát sao về việc phải có đủ gạo, có đủ thịt cho nhân dân.
Đến hôm nay, tại hệ thống hơn 3.200 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+, ngoài thịt heo MeatDeli, Masan đã nhanh chóng ký xong hợp đồng với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc để đảm bảo cung cấp đủ gạo, bình ổn giá tại tất cả các điểm bán trên 63 tỉnh thành.
Giải pháp này ngay lập tức tạo ra sự ổn định đối với hai mặt hàng quan trọng là gạo và thịt, giúp người dân an tâm hơn.
Ông Quang cho biết, hiện Masan đang làm việc với các doanh nghiệp chủ chốt của Việt Nam để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu khác như mỳ, rau, trứng, sữa… luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý để người tiêu dùng đến VinMart, VinMart+ lúc nào cũng có.
Các nhà máy của Masan đang hoạt động tối đa công suất để đảm bảo đủ hàng cho chuỗi cung ứng này.
Ngoài việc chuẩn bị kỹ tại điểm bán, hệ thống VinCommerce còn đẩy mạnh giao dịch trực tuyến. Bán hàng online là xu thế tất yếu của tương lai, và ông Quang tin rằng khủng hoảng do Covid-19 sẽ đẩy xu thế này phát triển nhanh hơn.
Vấn đề thứ 2 ông Quang cho rằng cần ưu tiến trong thời điểm hiện tại là tích lũy và tăng cường sức dân, sức nước.
Khi có khó khăn thì nguồn lực phải được tích lũy. Giai đoạn ngưng trệ kinh tế vừa qua đồng nghĩa với nhiều nguồn lực cũng bị ngưng đọng theo. Và dễ dàng để nhìn thấy, vai trò của xuất khẩu vô cùng quan trọng.
Nếu tháng trước không xuất khẩu được thanh long, tôm hùm thì cả nước có giải cứu bao nhiêu đi nữa cũng không giải quyết được vấn đề. Nhưng khi chúng ta giải quyết được vấn đề xuất khẩu, thì tất cả nông dân có tiền tức là họ khỏe hơn, doanh nghiệp có tiền cũng khỏe hơn, người làm có công việc cũng khỏe hơn.
Việt Nam có lợi thế rất lớn về xuất khẩu, làm thế nào để phát huy thì rất cần chủ trương của Thủ tướng, để tăng cường xuất khẩu, thu hút nguồn lực quốc tế về Việt Nam, về doanh nghiệp, đến Chính phủ, về đến người dân.
Ông Quang cho rằng cần tăng cường xuất khẩu từ nông sản, máy móc thiết bị … đi các nước tối đa để thu hút nguồn lực quốc tế về Việt Nam. Khủng hoảng mới chỉ bắt đầu với kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị sập và thiếu hụt ở rất nhiều nơi do hơn hai tháng nay Trung Quốc bị đình trệ và sẽ gây sự thiếu hụt ở rất nhiều nơi. Đây chính là là cơ hội nếu chúng ta làm được, nắm bắt được.
Có được nguồn lực xuất khẩu bây giờ là nền tảng xây dựng nội lực trong nước. Nông sản đang bị tồn ứ trên đồng ruộng, trong kho được xuất khẩu để thu hồi vốn về cho bà con nông dân, cho doanh nghiệp, ngoại tệ thu về ngân sách.
Muốn chiến thắng được trận bóng này, chúng ta phải tính toán, vừa phòng thủ thật chặt, hàng công cũng sẵn sàng. Chúng ta phải nghĩ đến thiệt mình thiệt người, cân nhắc lợi mình lợi người.
Ông Nguyễn Đăng Quang
Chủ tịch Tập đoàn Masan
Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành để định hướng và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời. Đây cũng là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường khi chuỗi cung ứng đặt ở Trung Quốc bắt đầu có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Chúng ta cần mở rộng để chuyển dịch, tăng cường, phát triển, đi ra cạnh tranh công bằng với thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ông Quang nhấn mạnh khủng hoảng đòi hỏi kích hoạt sự thay đổi để mạnh mẽ hơn. mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, quyết liệt hơn: "Chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội để thành công. Khi đối thủ đang lo che mưa để khỏi ướt thì chúng ta tập trung vào trận đấu, thủ thật chắc và tìm các cơ hội để thành công."
Người đứng đầu Tập đoàn Masan đưa ra một số những kiến nghị gửi tới Thủ tướng như các kiến nghị hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa tạo ra chuỗi cung ứng thu nguồn lực từ thế giới, tập trung vào Việt Nam, sẵn sàng cho các bước kế tiếp.
Ngoài ra, Nghị định 20 quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là nội dung cụ thể, đúng với tinh thần, nhưng có thể xem xét điều chỉnh cho phù hợp cụ thể với từng doanh nghiệp hơn.
“Cuối cùng, các doanh nghiệp của Việt Nam cần kết hợp với nhau, cùng với sự định hướng tập trung theo nhóm ngành lớn tạo thành chuỗi liên kết để đảm bảo an sinh xã hội, an toàn, ổn định xã hội. Trên cơ sở dó, Việt Nam sẽ lớn lên mạnh mẽ trong bối cảnh này do mình đi trước, đã có kinh nghiệm”, ông Quang chia sẻ.
Masan Consumer hoàn tất mua 52% cổ phần Bột giặt Net
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.