Dự án 91 Đại Mỗ chính thức khởi công sau khi được cấp phép xây dựng
Sau khi hoàn thành, dự án 91 Đại Mỗ sẽ bổ sung thêm 312 căn hộ tầm trung cho thị trường.
Chủ đầu tư thậm chí đòi chính quyền Hà Nội bồi thường cho doanh nghiệp và người mua nhà vì đã ra những quyết định mà họ cho là trái pháp luật.
Chiều 29/8, chủ đầu tư dự án tai tiếng 8B Lê Trực đã bất ngờ gặp gỡ báo chí “tố” chính quyền Thành phố phá vỡ cam kết và hồi tố trái pháp luật liên quan đến dự án này.
UBND TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế phá dỡ phần một phần của dự án vì cho rằng, chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng về chiều cao tầng, diện tích xây dựng công trình, khoảng lùi, giật cấp so với giấy phép xây dựng.
Cụ thể, chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng là 53m nhưng chủ đầu tư điều chỉnh xây tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19 nên tổng chiều cao thực tế khoảng 69m, vượt khoảng 16m hay tương đương 5 tầng.
Theo giấy phép xây dựng, từ tầng 8 phía đường Trần Phú kéo dài phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế nhưng chủ đầu tư đã xây dựng thẳng lên mái.
Ở đầu hồi phía Đông, công trình phải giật cấp vào 15m từ độ cao 44m và tại độ cao 50m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp mà xây thẳng để tăng diện tích sàn xây dựng.
Vì thế, chính quyền Thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư phá vỡ phần xây dựng sai phép. Cho đến nay, các cơ quan chức năng của Thành phố đã phá dỡ xong tầng 19 thì tạm dừng và chưa có kế hoạch tiếp tục phá dỡ cho phù hợp với giấy phép.
Chủ đầu tư 'phản pháo'
Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều nay, ông Lê Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty CP May Lê Trực - chủ đầu tư dự án khẳng định, việc cưỡng chế phá dỡ công trình không tuân thủ quy hoạch chi tiết mà chỉ dựa theo Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/3/2014.
Ông Hùng nhấn mạnh, giấy phép xây dựng này lại cấp không đúng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do UBND TP. Hà Nội phê duyệt và sai với tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng.
Ông dẫn khoản 4, điều 30 của luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội khóa 12, đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
"Do đó, việc cấp giấy phép xây dựng cho dự án 8B Lê Trực và xây dựng công trình phải tuân thủ theo đúng Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, là chiều cao công trình 69,1 m; 20 tầng,” ông Hùng nói.
Ông Hùng giãi bày, ngày 5/2/2008, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 2452/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại lô đất có ký hiệu L30 của Công ty CP May Lê Trực.
Theo đó, chiều cao công trình tối đa là 70m, cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 5 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái). Chiều cao công trình cũng tuân thủ chiều cao tĩnh không 70m của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tại Văn bản số 82/TM-Tg1 ngày 16/1/2008.
Đến ngày 16/3/2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế kiến trúc với chiều cao công trình là 69,1m và 20 tầng (gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái).
Những chỉ tiêu này sau đó được Sở Xây dựng thẩm định và hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do Công ty tư vấn Đại học xây dựng được Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra năm 2010.
Năm 2010, chủ đầu tư và nhà thầu tổ chức thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm và đại trà, tường vây, 4 tầng hầm đến cos 0,00 thì bất ngờ bị hồi tố, yêu cầu buộc phải điều chỉnh xuống 18 tầng, chiều cao công trình là 53m.
Theo ông Hùng, việc bị hồi tố, ép buộc cấp giấy phép với chiều cao công trình chỉ còn 53m và 18 tầng là không đúng với quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt.
“Việc hồi tố này là trái quy định của pháp luật và chưa thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư khi hồi tố trái quy định”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng khẳng định, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của lô đất được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/2/2008 là quy hoạch duy nhất có thẩm quyền phê duyệt và cho đến nay vẫn đang có hiệu lực pháp luật thi hành.
Đòi Thành phố bồi thường
Ông Hùng cũng tố TP. Hà Nội đã phá vỡ cam kết với doanh nghiệp trong việc chủ đầu tư bàn giao đất để được phê duyệt quy hoạch.
Cụ thể, để được phê duyệt quy hoạch có quy mô chiều cao công trình 69,1m và 20 tầng, chủ đầu tư cam kết và thực hiện xong việc bàn giao cho thành phố 1.941m2 đất để mở đường Trần Phú kéo dài với điều kiện không yêu cầu thành phố phải đền bù diện tích đất tương đương khác.
Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng yêu cầu chủ đầu tư phải: “Thực hiện cam kết không yêu cầu thành phố đền bù phần diện tích đất dành mở đường của thành phố khi giải phóng mặt bằng" để mở đường theo quy hoạch mà Công ty đã nêu tại công văn số 99/CV-ĐTXD ngày 8/1/2008.
Ông Hùng cho rằng, việc chủ đầu tư sau đó bị hồi tố, ép buộc cấp giấy phép với chiều cao công trình 53m và 18 tầng là không thực hiện đúng cam kết giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, thể hiện tính không nhất quán trong chính sách đầu tư.
Kể từ ngày làm thủ tục đầu tư năm 2006, khởi công xây dựng năm 2010 và đã 3 năm kể từ khi dự án tổ chức phá dỡ khi công trình đang hoàn thiện, dự án không thể đưa vào khai thác do bị cơ quan chức năng phong tỏa.
“Việc này đã xâm hại tới quyền lợi chính đáng về tiền bạc và cuộc sống của người dân vì mua nhà không được nhận nhà. Phía chủ đầu tư cũng bị thiệt hại to lớn về tinh thần, vật chất, tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ăn việc làm của hàng trăm cán bộ công nhân viên, người lao động," ông Hùng nhấn mạnh.
"Chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo dừng ngay việc phá dỡ công trình giai đoạn hai, bồi thường thiệt hại cho người mua nhà và chủ đầu tư do những quyết định hành chính ban hành sai quy định gây ra trong thời gian qua”, ông Hùng kiến nghị.
Khi được hỏi tại sao bây giờ mới công bố những thông tin này, ông Hùng chua chát nói rằng, nỗi khổ của chủ đầu tư không thể nói thành lời.
“Ngay từ đầu, chủ đầu tư luôn muốn dĩ hòa vi quý với các cơ quan quản lý để mọi chuyện yên thấm, thế nhưng càng nhân nhượng, càng bị lấn tới. Do đó, hôm nay Công ty CP May Lê Trực nói lên điều này để mong mọi việc sáng tỏ," ông chia sẻ.
Sau khi hoàn thành, dự án 91 Đại Mỗ sẽ bổ sung thêm 312 căn hộ tầm trung cho thị trường.
Có nhiều điểm tương đồng thú vị trong cách làm bất động sản của các ông chủ Hàn Quốc tại Việt Nam đặc biệt trong các dự án tỷ đô.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.