Chú trọng thương hiệu hay chất lượng khi xuất khẩu online?

Việt Hưng Thứ bảy, 04/11/2023 - 08:29

Ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam tin rằng, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử không chỉ bán dựa trên sản phẩm mà còn phải nói lên câu chuyện thương hiệu chạm được tới khách hàng trên toàn cầu.

Ông có nhận định thế nào về sự phát triển của các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới thời gian gần đây?

Ông Gijae Seong: Những năm qua, khi nhìn về bối cảnh nền kinh tế chung, xuất khẩu truyền thống đứng trước một số thách thức do tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu bán lẻ lại mở ra cơ hội mới.

Với mô hình xuất khẩu bán lẻ thông qua TMĐT, các doanh nghiệp có thể quản trị được mô hình kinh doanh bởi họ làm chủ quy trình sản phẩm bước ra thị trường, chủ động từ khâu vận chuyển, xây dựng thương hiệu, tiếp nhận đánh giá của khách hàng để điều chỉnh và đáp ứng các nhu cầu của thị trường.

Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng qua Amazon trong 12 tháng tính đến hết ngày 31/08/2023 tăng đến 50%. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tham gia Amazon tăng tới 40%. Có thể thấy sự tăng trưởng về số lượng lẫn chất lượng nhà bán hàng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam trên Amazon.

Chúng tôi cũng nhận thấy sự chuyển dịch và thay đổi của các doanh nghiệp từ Việt Nam xuất khẩu online. Những năm trước, mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về mô hình và cơ hội kinh doanh này.

Tuy nhiên, những năm gần đây, doanh nghiệp đã có sự nhận thức cao hơn về TMĐT xuyên biên giới, hay còn gọi là xuất khẩu online. Họ cho thấy sự sẵn sàng, sự quan tâm, cũng như hiểu biết của họ về ngành này đã bắt đầu sâu sắc hơn.

Thay vì hỏi mô hình kinh doanh này là gì, họ sẽ hỏi: Tôi mở rộng danh mục sản phẩm kinh doanh như thế nào? Tôi làm thương hiệu ra sao? Làm thế nào tôi tăng trưởng bền vững? Đó là những câu hỏi mà tôi tin là đã vượt qua câu chuyện nhận thức về cơ hội của TMĐT xuyên biên giới trong cộng đồng doanh nghiệp.

Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam qua Amazon tăng trưởng đến 40%. Yếu tố nào đóng góp vào con số ấn tượng này, thưa ông?

Ông Gijae Seong: Giá trị xuất khẩu qua TMĐT của nhà bán hàng Việt qua Amazon tăng trưởng tốt đến từ yếu tố sản phẩm. Sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng quốc tế tất yếu mang lại doanh số tốt cho nhà bán hàng.

Bên cạnh đó, có một lực lượng doanh nghiệp, nhà bán hàng mới tham gia bán hàng toàn cầu qua Amazon mỗi năm, giúp cho giá trị xuất khẩu từ Việt Nam tăng trưởng tốt hơn. Khi chúng ta có nguồn lực về sản phẩm rồi, mà không có thêm các nhà bán hàng mới thì cũng sẽ không đóng góp vào mức độ tăng trưởng chung của xuất khẩu online.

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và áp dụng cao hơn việc xây dựng thương hiệu. Họ không chỉ bán sản phẩm mà còn xây dựng thương hiệu trên Amazon để tăng giá trị bán hàng. Chúng tôi cũng ghi nhận tăng trưởng của các doanh nghiệp áp dụng đăng ký và bảo vệ xây dựng thương hiệu qua Amazon.

Chú trọng thương hiệu hay chất lượng khi xuất khẩu online?
Ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam

Theo ông, Việt Nam có thể bán những sản phẩm gì qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, để tận dụng được lợi thế quốc gia?

Ông Gijae Seong: Các ngành hàng về nhà cửa, nhà bếp với các sản phẩm nội thất, trang trí nhà cửa là những ngành hàng thành công của Việt Nam trong liên tục 3-4 năm qua. Thực tế này phản ánh khá rõ nét về ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam hiện nay trên thị trường quốc tế.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu gỗ hàng đầu vào thị trường Mỹ nhờ vào lợi mạnh về nguồn cung, nguyên vật liệu, khả năng gia công và tay nghề cao. Chúng tôi nhìn thấy ngành này vẫn còn dư địa, và sẽ vẫn tiếp tục là ngành hàng tiềm năng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Amazon.

Ngoài ra, một số ngành hàng đang lên của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm qua như làm đẹp, với các sản phẩm như lông mi giả, mỹ phẩm, dụng cụ làm đẹp cũng là một điểm mới thú vị, cho thấy danh mục sản phẩm đang đa dạng dần.

Ngành hàng làm đẹp lần đầu tiên xuất hiện trong top 5 danh mục bán chạy nhất trên Amazon. Hay dệt may vẫn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Amazon, và là mũi nhọn về xuất khẩu của Việt Nam nói chung. 

Còn các doanh nghiệp nông sản, Amazon có giải pháp gì hỗ trợ đưa nông sản Việt Nam đến với thị trường toàn cầu hay không?

Ông Gijae Seong: Đối với ngành hàng nông sản, chúng tôi nhận thấy thách thức nằm ở chuyện làm sao để doanh nghiệp về nông sản Việt Nam nhìn thấy được về cơ hội với TMĐT xuyên biên giới, và đưa nông sản ra quốc tế qua các kênh xuất khẩu trực tuyến. 

Những năm qua, chúng tôi liên tục hợp tác với các cơ quan chính phủ để tăng cường đào tạo cho doanh nghiệp, trong đó có khá nhiều doanh nghiệp về nông sản, chế biến. Chúng tôi muốn phổ cập cho các doanh nghiệp làm sao để cho họ biết câu chuyện về cơ hội, biết được với ngành hàng của họ thì cần làm gì, và làm ra sao để xuất khẩu online.

Tôi muốn chia sẻ về mô hình của một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trà xanh Naoki Matcha đến từ Singapore. Điểm khác biệt khiến Naoki Matcha thành công là họ biết xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm tiêu dùng; tức là không chỉ bán dựa trên sản phẩm mà còn nói lên câu chuyện thương hiệu chạm được tới khách hàng trên toàn cầu.

Để thành công với ngành hàng này, thứ nhất là hiểu nhu cầu khách hàng quốc tế cần cái gì để đáp ứng chứ không chỉ tôi có cái này, bạn mua đi. Thứ hai đó là câu chuyện xây dựng thương hiệu. Hàng nông sản có thương hiệu thì mới tăng độ bền vững và tăng trưởng tốt trên sân chơi TMĐT xuyên biên giới. 

Chú trọng thương hiệu hay chất lượng khi xuất khẩu online? 1
Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tham gia Amazon tăng tới 40% trong chưa đầy 12 tháng

Ngoài câu chuyện xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện khó khăn nào khi xuất khẩu qua thương mại điện tử, thưa ông?

Ông Gijae Seong: Đối với sân chơi TMĐT xuyên biên giới, cơ hội và thách thức là như nhau với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, ở mọi quy mô, có thể đối diện những khó khăn chung khi chưa tìm hiểu đủ và đúng về thị hiếu khách hàng quốc tế.

Thậm chí, các doanh nghiệp Việt Nam thường có tư duy nếu sản phẩm đang bán rất tốt tại Việt Nam sẽ mang nguyên sản phẩm đó ra quốc tế, để khách hàng quốc tế mua sản phẩn mà doanh nghiệp đang có. 

Tuy nhiên, thực tế là chúng ta phải bán cái khách hàng cần, không phải bán cái chúng ta có. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa tìm hiểu đủ về nhu cầu khách hàng nhưng lại nôn nóng thành công, nên khi thử nghiệm lúc đầu chưa hiệu quả, họ đã dừng lại. Khi kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phát triển lâu dài, bền vững.

Chìa khóa để củng cố hệ sinh thái thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam là gì, thưa ông?

Ông Gijae Seong: TMĐT xuyên biên giới là một ngành mới, hệ sinh thái dịch vụ của ngành vẫn đang từng ngày phát triển và hoàn thiện dần. Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã sát cánh cùng các nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp thông tin, cập nhật, và các chương trình đào tạo cho họ.

Ví dụ, nhiều doanh nghiệp về logistics rất có kinh nghiệm về vận chuyển hàng xuất khẩu bán sỉ, B2B. Tuy nhiên khi xuất khẩu bán lẻ, họ cần tìm hiểu và cập nhật để làm sao giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể vận hành logistics suôn sẻ và tiết kiệm hơn.

Chúng ta cần đào tạo nhà cung cấp dịch vụ để giúp họ có thêm kiến thức, cập nhật, từ đó có những tư vấn và thực hiện dịch vụ hiệu quả, sát sườn hơn cho khách hàng.

Chúng tôi cũng thường xuyên có các hoạt động kết nối, chủ động tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ mới, nhất là khi nhận thấy các nhà cung cấp dịch vụ tìm đến Amazon để giới thiệu dịch vụ và muốn đồng hành cùng Amazon Global Selling để cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Đối với một số danh mục dịch vụ còn mới ở Việt Nam, chúng tôi cố gắng tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế và mời họ về Việt Nam, từ đó có thể cung cấp toàn diện hơn các dịch vụ khi xuất khẩu online cho doanh nghiệp Việt.

Xin cảm ơn ông!

Startup đầu tiên rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B

Startup đầu tiên rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B

Khởi nghiệp -  11 tháng
Dù chưa rõ lý do startup Kilo ngừng kinh doanh là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B Việt Nam hiện đang rất cạnh tranh, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.
Startup đầu tiên rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B

Startup đầu tiên rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B

Khởi nghiệp -  11 tháng
Dù chưa rõ lý do startup Kilo ngừng kinh doanh là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B Việt Nam hiện đang rất cạnh tranh, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.
Vietjet liên tục nhận tàu bay mới

Vietjet liên tục nhận tàu bay mới

Tiêu điểm -  10 tháng

Ngày 26/10, tàu bay thứ 101 của hãng hàng không thế hệ mới Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh trong sự chào đón nồng nhiệt, tiếp nối sứ mệnh chinh phục bầu trời, hiện thực hoá giấc mơ bay của người dân, du khách.

Bộ tứ bất khả thi giúp Mixue chiếm lĩnh thị trường Việt

Bộ tứ bất khả thi giúp Mixue chiếm lĩnh thị trường Việt

Tiêu điểm -  10 tháng

Mới chỉ 5 năm thâm nhập thị trường, nhãn hàng Trung Quốc đã đứng đầu trong thị phần kem-trà Việt Nam.

Tàu hoả Hà Nội - Đà Nẵng 'lột xác'

Tàu hoả Hà Nội - Đà Nẵng 'lột xác'

Ống kính -  10 tháng

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng trong tối 20/10.

Chuyển động dòng vốn Mỹ vào Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden

Chuyển động dòng vốn Mỹ vào Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden

Tiêu điểm -  11 tháng

Chuyên gia của Savills cho biết, nhiều nhà đầu tư Mỹ đã đến thăm các dự án tại Việt Nam, chủ yếu là các ngành sản xuất, chế tạo và công nghệ điện tử.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  2 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  2 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  7 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  7 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".