Tiêu điểm
Chưa có nước nào đánh thuế TTĐB với ngành game online như Việt Nam
Theo Tổng thư ký Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), tại các quốc gia trong khu vực như Singapore, thậm chí chính quyền sở tại còn xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư ngành game. Do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam đang không đồng bộ với xu hướng hội nhập quốc tế.
Tiếp tục góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với trò chơi điện tử trên mạng, trong đó xếp game trực tuyến nằm chung danh mục với đồ uống có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, và thuốc lá điện tử, ông Đỗ Việt Hùng - Tổng thư ký Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) cho biết, chưa ghi nhận quốc gia nào muốn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online như Việt Nam.
Theo ông Hùng, tại các quốc gia trong khu vực như Singapore, thậm chí chính quyền sở tại còn xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư ngành game. Do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam đang không đồng bộ với xu hướng hội nhập quốc tế.
Tổng thư ký VIRESA cho rằng, mục tiêu của việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm điều chỉnh định hướng hành vi tiêu dùng, nhưng thực tế sẽ khó đạt được.
"Người dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm - dịch vụ thay thế của các nhà cung cấp toàn cầu, xuyên biên giới, từ đó hình thành nguy cơ giảm doanh thu doanh nghiệp ngành game tại Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh, gây khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong nước", ông Đỗ Việt Hùng nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Phương Huy - Giám đốc VTC Intecom trích dẫn số liệu của Liên minh Game Việt Nam, cứ 100 người tham gia game online thì chỉ có dưới 10 người trả tiền và 90% người chơi không tạo ra doanh thu.
Điều này đồng nghĩa, việc điều chỉnh hành vi người thu thuế là điều chỉnh hành vi của dưới 10 người - một con số rất nhỏ, nên sẽ khó đạt mục tiêu áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo ông Huy, nếu Việt Nam muốn thực thi các biện pháp điều chỉnh hành vi với ngành game thì có thể học hỏi các nước trong khu vực như Trung Quốc và Hàn Quốc. Đó là tạo ra sự kết nối giữa chính phủ, doanh nghiệp trong việc quản lý thông tin người dùng.
Cụ thể từ năm 2010, Trung Quốc đã quy định rõ độ tuổi, thời gian, khung giờ chơi game, từ đó kiểm soát tốt khoảng 70% trẻ vị thành niên, với thời lượng chơi game dưới 3 giờ/tuần, giảm số lượng game thủ trẻ tuổi từ 122 triệu người xuống 82 triệu người trong năm 2020, theo số liệu Nikko Partners.
Lãnh đạo VTC Intecom cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng bài học thành công từ Trung Quốc, bổ sung quy định cấp CCCD gắn chip cho nhóm đối tượng dưới 14 tuổi, để khi trẻ vị thành niên tạo tài khoản chơi game trực tuyến sẽ phải gửi xác thực đến cơ quan quản lý, từ đó kiểm soát hành vi người tiêu dùng thay vì áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Với góc nhìn từ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Nhật Long - Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá, báo cáo tác động được Bộ Tài Chính đưa ra chưa thực sự thuyết phục, vì chỉ nêu ra các vấn đề rất chung chung.
"Tôi cho rằng cần nghiên cứu thêm để đánh giá tác động về xã hội, kinh tế, như tiềm ẩn những tệ nạn nào, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người… Hiện tại, một số nước trên thế giới có ngành game rất phát triển nhưng Việt Nam mình còn hạn chế. Gần đây, các trường đại học cũng rục rịch đưa ngành này vào để hướng tới xây dựng ngành công nghiệp game trong tương lai", ông Nguyễn Nhật Long nói.
Ông Long lấy ví dụ, có những tựa game Việt Nam lồng ghép được bối cảnh, văn hóa, lịch sử Việt Nam, được đông đảo người chơi game trong và ngoài nước ủng hộ. "Điều đó chúng ta có khuyến khích hay không, đề nghị Bộ Tài Chính cân nhắc lại", Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt vấn đề.
Chưa kể, ngành game đang tạo ra rất nhiều việc làm, như các lập trình viên, các vận động viên game chuyên nghiệp, cho tới các nhà sáng tạo nội dung trong game. Do đó, ông Long đề nghị Bộ Tài Chính nghiên cứu và cân nhắc thêm các yếu tố điều chỉnh hành vi phù hợp, thay vì áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chia sẻ về thực tế tại doanh nghiệp, ông Lã Xuân Thắng - Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến VNG cho biết, trong năm 2022, doanh thu mảng game của VNG giảm 12%. Số lượng nhân sự mảng game của công ty cũng giảm khoảng 11% do những khó khăn từ thị trường chung.
"Nếu chồng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh trên sân nhà. Thị phần sẽ rơi vào tay các sản phẩm lậu, không phép, ngoại nhập và dẫn đến công tác quản lý về nội dung, văn hoá, tài chính,… sẽ trở nên rất phức tạp", ông Thắng nhấn mạnh.
Trong khi đó, ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP vào năm 2030. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng Chiến lược phát triển trò chơi điện tử trên mạng, giai đoạn 2022-2027.
Đại diện VNG cho rằng, nếu để ngành công nghiệp game ở Việt Nam suy yếu, thậm chí sụp đổ thì đó là điều rất đáng tiếc. Không chỉ vì đây là ngành mà Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, mà việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt còn có khả năng đi ngược lại chủ trương về phát triển về công nghiệp số, kinh tế số của Đảng, Chính phủ, nhiều bộ ngành đã và đang nỗ lực trong thời gian qua.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?
Startup du lịch Việt chật vật tìm cách sống sót
Dù đã có nhiều startup Việt gọi được vốn lớn, định giá "khủng" với tham vọng chinh phục thị trường du lịch Việt Nam, nhưng đến nay thị phần du lịch trực tuyến trong nước chủ yếu vẫn thuộc về các công ty nước ngoài như: Agoda, Booking.com, Traveloka, hay Expedia...
Andi, YouNet, Monitaz, Isentia trở thành 'tai mắt' trên mạng của các tập đoàn tỷ đô
Liên tục chi tiêu lớn cho các chiến dịch quảng bá, tiếp thị trên mạng xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp cần có công cụ báo cáo, đánh giá, đo lường như "social listening", mở ra một thị trường mới có giá trị rơi vào khoảng 18 triệu USD mỗi năm.
B2B Ecommerce: VinShop, Telio, Karavan có thêm đối thủ nặng ký Ninja Van
Liệu Ninja Van có làm nên chuyện ở một thị trường vốn đã có những tay chơi lớn như: VinShop của One Mount Group, Telio được VNG hậu thuẫn, hay Karavan của VNLife?
Sa thải nhân viên hàng loạt có giúp Grab thoát lỗ?
Trên mạng xã hội, các bài đăng rao bán phụ kiện, quần áo xe công nghệ liên tục xuất hiện. Nhiều tài xế Grab cho biết thu nhập của họ giảm mạnh, số lượng đơn hàng đã giảm khoảng 40-50% vào đầu năm nay.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.