Chuẩn hoá Global G.A.P cho nông nghiệp Việt Nam: Nhiệm vụ bất khả thi?

Quỳnh Như Thứ hai, 25/02/2019 - 09:15

Không chỉ chuẩn châu Âu hay Nhật - những thị trường khó tính mới làm khó nông dân Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, ngay cả việc thực hiện các chuẩn Global G.A.P hay Viet G.A.P cũng là nhiệm vụ bất khả thi với nhiều hộ nông dân/đơn vị kinh doanh nông nghiệp.

Một cánh đồng đạt chuẩn Global G.A.P của ADC Group. Ảnh: ADC Group

Global G.A.P là bộ tiêu chuẩn về nông trại được quốc tế công nhận dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn Global G.A.P của mình.

Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận Global G.A.P là sự đảm bảo thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn, chất lượng; quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn - phúc lợi của người lao động, môi trường, cũng như có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu không có sự đảm bảo này, người sản xuất nông nghiệp có thể bị thị trường từ chối.

Tất nhiên, chứng nhận này chỉ là tiêu chuẩn cơ bản để nông sản Việt Nam có thể đi ra thế giới, còn tùy vào yêu cầu của mỗi thị trường riêng mà các doanh nghiệp/hộ nông dân phải làm các giấy phép khác, như muốn vào thị trường Mỹ phải đạt thêm giấy chứng nhận FDA.

Khái niệm Global G.A.P đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và vào năm 2008, có nhiều hợp tác xã ở đồng bằng sông Cửu Long đạt được chứng nhận này. Những tưởng, sau hơn 10 năm, Global G.A.P đã có thể trở thành chuẩn chung cho nền nông nghiệp Việt Nam nhưng sự thật ngược lại, bởi ngay cả tiêu chuẩn Viet G.A.P nhiều đơn vị còn chưa chạm đến chứ đừng nói đến Global G.A.P.

Chia sẻ trong tọa đàm Đôi cánh để hàng Việt bay xa: Tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ vừa qua, các chuyên gia về nông nghiệp cho rằng, có hai nguyên nhân chính tạo nên thực trạng trên: sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa các bên liên quan và chưa làm tốt mảng thị trường cho người nông dân.

Theo ông Nguyễn Công Luận – Phó Tổng giám đốc Antesco, một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu các loại rau quả đông lạnh IQF và đóng hộp - mặc dù nhiều sản phẩm của công ty đã đạt chuẩn đi Nhật (như đậu nành cấp đông) nhưng vùng trồng của họ vẫn chưa hoàn toàn đạt chuẩn Global G.A.P. Tức là Antesco có nhiều hộ nông dân đã đạt Global G.A.P, một số đạt Viet G.A.P và một số hộ chưa có tiêu chuẩn gì cả.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, tôi khẳng định, chuẩn Global G.A.P cho tất cả nông dân Việt Nam là giấc mơ còn xa vời. Hiện tại, Antesco chỉ mới dám đưa ra mục tiêu chuẩn Viet G.A.P cho tất cả nông dân trong các vùng trồng của mình.

Thế nên, nếu doanh nghiệp nào nói rằng, 100% vùng trồng của họ đạt Global G.A.P, tôi có chút nghi ngờ. Thêm nữa, hiện có nhiều người đang lẫn lộn giữa khái niệm sạch và an toàn, sản phẩm đạt chuẩn Viet G.A.P hay Global G.A.P chỉ an toàn thôi chứ chưa sạch”, ông Luận nói.

Để tiến tới mục tiêu chuẩn Viet G.A.P cho toàn bộ vùng trồng, Antesco đang hướng dẫn người nông dân từ bỏ thói quen canh tác truyền thống như sử dụng nhiều phân thuốc hóa học rồi vứt chai lọ lung tung xuống đồng ruộng. Phương thức canh tác truyền thống không chỉ tác động xấu tới sức khỏe của người nông dân mà còn tới môi trường, xã hội.

Tuy nhiên, chỉ có mỗi sự phối hợp giữa doanh nghiệp và người nông dân thôi chưa đủ, phải có thêm sự tham gia của chính quyền địa phương. 

Ông Luận kể, cách đây chưa lâu, Antesco đã gặp một sự cố khá hy hữu: trước hôm đoàn đánh giá chất lượng đến thị sát tình hình canh tác sản xuất của doanh nghiệp, đột nhiên ngay đầu nguồn nước canh tác của họ mọc lên một chuồng bò. Khi biết chuyện, ban lãnh đạo Antesco đã gặp gỡ chủ chuồng bò để thương lượng, câu trả lời nhận được là đã có sự đồng ý của chính quyền địa phương cho phép dựng chuồng bò ở đó. Hết cách, ban lãnh đạo Antesco đành phải cậy nhờ tới chính quyền địa phương và chuồng bó đó đã được giải tỏa ngay trong đêm.

Chuẩn hoá Global G.A.P cho nền nông nghiệp Việt Nam: Con đường xa ngái!
Các chuyên gia đang tham gia cuộc Tọa đàm.

Là một người tiếp xúc rất nhiều với nông dân trong thời gian gần đây, bà Nguyễn Kim Thanh – chuyên gia Chuỗi an toàn thực phẩm hết sức đồng cảm với những trăn trở của ông Nguyễn Công Luận.

Để xây dựng chuẩn Local G.A.P mà Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao khởi xướng đầu năm ngoái, trong khoảng 1 năm qua bà Thanh gần như đã đi hết các vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam. Càng đi bà càng cảm thấy, việc bắt tất cả nông dân Việt làm theo chuẩn Global G.A.P là "nhiệm vụ bất khả thi".

Bà Thanh cho biết, hiện tại, hầu hết nông dân Việt vẫn đang canh tác theo thói quen. Mới đây, ở Cần Thơ, sau khi heo chết vì dịch bệnh, rất nhiều nông dân đã quăng heo xuống sông. Đáng lẽ, lúc bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất để nuôi trồng, họ phải tính đến chuyện, nếu heo chết thì phải xử lý như thế nào. Với nhiều nông dân, ngay cả Viet G.A.P còn xa vời chứ đừng nói đến Global G.A.P.

Global G.A.P dù khó nhưng không phải không có cách thực hiện. Tôi rất ngạc nhiên khi đi thăm một vùng nuôi tôm của một công ty tại Kiên Giang. Ngay từ đầu xóm, tôi đã thấy rất sạch sẽ, khác xa vùng trồng cũng của công ty đó tại Năm Căn – Cà Mau. Theo tiết lộ của trưởng ấp thì để ấp luôn sạch sẽ - ngăn nắp, không dễ.

Sở dĩ ấp nuôi tôm này có thể duy trì được tình trạng trên là bởi những cuộc họp rút kinh nghiệm trên… bàn nhậu. Cứ mỗi tuần, các nông dân thường tụ tập liên hoan với nhau và hễ ai chưa làm tốt sẽ bị cộng đồng nêu ra, do xấu hổ nên ít người tái phạm lần hai. Do đó, tôi nghĩ, nếu làm tốt công tác dân vận hay xây dựng được các nhóm cộng đồng tự quản, việc làm các bộ tiêu chuẩn sẽ bớt gian nan hơn”, bà Thanh đề nghị.

Đồng quan điểm với 2 chuyên gia trên, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch (AFT) - người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong ngành thủy sản, từng 6 năm làm Chủ tịch VASEP - tin rằng người nông dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm bất cứ tiêu chuẩn nào, không chỉ Glonal G.A.P, tuy nhiên phải kiên nhẫn với họ và cho họ đầu ra ổn định.

Để có được thành tựu và vị thế lớn trên thị trường quốc tế như hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam đã có một quãng thời gian dài phấn đấu, phát triển dựa trên nhiều dự án tài trợ đến từ Đan Mạch, Thụy Sỹ…

Khi còn ở VASEP, mỗi khi có một tổ chức quốc tế đến nói về hợp tác nâng cao chất lượng cho ngành thủy sản Việt Nam, bà Minh đều đề nghị họ xuống làm trực tiếp với người dân như dự án Tôm sinh thái Cà Mau do chính phủ Thụy Sỹ tài trợ.

Đan Mạch cũng là một trong những nước tài trợ nhiều nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng. Mỗi dự án của họ đều kéo dài từ 7 - 10 năm như dự án Cải thiện chất lượng và xuất khẩu thuỷ sản – SEAQIP hay Phát triển khung sản xuất và thị trường cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – PGS.

Sau nhiều năm quan sát, bà Minh nhận thấy, khi có sự đầu tư hỗ trợ trực tiếp từ nước ngoài trong thời gian dài, bất cứ tiêu chuẩn dù khó khăn đến đâu, nông dân Việt Nam đều đạt được. 

Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, người nông dân bắt đầu xao nhãng, không còn làm đúng 100% theo chuẩn như khi có người quản lý hoặc thậm chí có người còn quay trở lại canh tác theo phương thức truyền thống, bởi không có đầu ra.

Sau khi dự án PGS kết thúc năm 2012, đã có không ít nông dân trong dự án trải qua một thời gian dài hoang mang vì không biết nên tiếp tục đi con đường này hay không, vì họ không còn được hỗ trợ kinh phí khi làm tiêu chuẩn cũng như không biết bán cho ai để thu hồi vốn và có lời.

Nhiều nông dân trồng hồ tiêu ở Bảo Lộc vừa nói với bà Minh là họ sẽ không làm Viet G.A.P hay Global G.A.P vì không cần thiết. Hiện tại, thị trường hồ tiêu Bảo Lộc đang bị thương lái Sri Lanka chi phối, đặc biệt nhóm thương lái này mua hồ tiêu không cần bất cứ tiêu chuẩn nào.

Thế nên, để tạo nên chuẩn gì đó cho nền nông nghiệp Việt, chúng ta không thể để người nông dân tự bơi hay phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà tài trợ nước ngoài, Chính phủ các doanh nghiệp phải nhảy vào cùng chung tay hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là phải tìm thị trường phù hợp với tiêu chuẩn mà họ đang làm. 

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

Tiêu điểm -  6 năm
Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất là những vướng mắc lớn đang hạn chế hoạt động phát triển của ngành nông nghiệp.
10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

Tiêu điểm -  6 năm
Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất là những vướng mắc lớn đang hạn chế hoạt động phát triển của ngành nông nghiệp.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  5 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  5 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  5 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  6 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  8 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  9 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.