Giá vàng hôm nay 21/3: USD và Chứng khoán, kẻ kéo, người đẩy
Giá vàng chịu áp lực từ đồng USD mạnh hơn, trong khi, thị trường chứng khoán suy yếu lại đang hỗ trợ tích cực.
Kết thúc phiên hôm nay, chỉ số VN-Index và HNX-Index, 1 xanh - 1 đỏ.
HOSE - GAS và sự phân hóa của nhóm ngân hàng
Sau phiên thành công chạm lại đỉnh lịch sử hôm qua, đến sáng nay, dường như tâm lý của nhiều nhà đầu tư trở nên phấn khích hơn, khiến nhiều số mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn xác định giá mở cửa tăng khá cao, dẫn đến VN-Index tăng 0,5% từ đầu phiên, đạt 1.175,22 điểm.
Sau hơn 12 phút khớp lệnh liên tục, VN-Index tiếp tục được đẩy lên mức đỉnh cao kỷ lục mới 1.180,44 điểm, tăng 0,95% so với giá tham chiếu, cũng là mức cao nhất mà chỉ số này đạt được trong ngày.
Như một thường lệ khi chạm được ngưỡng kháng cự mới, chỉ số này lại nhanh chóng bật trở lại giá mở cửa. Hết gần nửa phiên sáng, VN-Index mới bắt đầu đi lên trở lại trên biểu đồ kỹ thuật.
Nhiều nhà đầu tư bị lỡ nhịp sóng cao đầu phiên chưa kịp ăn mừng thì chỉ này đã trượt chân hơn 7 điểm tuyệt đối trong hơn 10 phút. Đến gần giờ nghỉ trưa, VN-Index đã hồi phục lại được một phần và tạm dừng tại mức 1.175,6 điểm (+0,53%).
Ba mã hỗ trợ mạnh nhất cho VN-Index sáng nay là GAS tăng 2,99%, MSN tăng 1,07%, VIC tăng 1,85%.
Trong khi, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, ngoài BID tăng 1,72%, VPB tăng 0,46% thì các cổ phiếu còn lại giảm giá.
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index có phần đuối sức khi cứ quanh quẩn quanh mốc 1.176 điểm hết nửa thời gian đầu.
Sau đó, áp lực chốt lời tăng khá mạnh khiến chỉ số này không thể trụ vững mà rơi nhanh về giá tham chiếu, rồi lại được vớt đáy thành công trở lại một cách chóng mặt. Thời gian rơi xuống, rồi vớt lên trở lại chỉ trong vòng 20 phút.
Lệnh lại được dồn về đợt xác định giá đóng cửa (ATC), cú đánh ‘thần bí’ này tuy không mạnh như nhiều lần trước, nhưng cũng khiến VN-Index mất 3 điểm tuyệt đối, đóng cửa tại mức 1.172 điểm, chỉ tăng 3 điểm so với giá tham chiếu (+0,26%).
Tuy biểu đồ điểm của chỉ số VN-Index đã có những thành công ‘vang dội’ gần đây, nhưng thanh khoản cũng không tăng đáng kể, phiên hôm nay còn giảm nhẹ so với hôm qua, đạt 233 triệu đơn vị, tương ứng với 6,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 116 mã tăng giá, 172 mã giảm giá và 56 mã đứng giá. Trong đó, có 11 mã tăng trần và 5 mã giảm trần.
GAS (+5,19%) là trụ đỡ mạnh nhất hôm nay của VN-Index, với thể hiện khá tốt trên biểu đồ giá, đặc biệt là trong phiên chiều với việc tăng mạnh gần 5.000 đồng/ 1 cổ phiếu, góp tới 4,645 điểm ảnh hưởng.
Tiếp đến là SAB (+2,21%) và BID (+1,84%), tương ứng với 1,179 điểm và 1 điểm ảnh hưởng.
Cùng thuộc ngành ngân hàng, trong khi BID nằm trong hàng top đầu nâng đỡ VN-Index thì VCB lại đứng đầu trong việc kìm hãm chỉ số này khi giảm tới 2,04%, tương ứng với -1,984 điểm ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng hôm nay phân hóa khá mạnh, khi theo BID tăng giá chỉ có VPB (+0,31%), EIB (+2,07%); theo VCB giảm giá là CTG (-1,11%), MBB (-2,17%), HDB (-2,3%), STB (-1,54%).
ROS cũng không kém phần ‘phá phách’ so với VCB khi giá tụt mạnh 6,8%, tương ứng với -1,844 điểm ảnh hưởng lên VN-Index.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (+1,65%) với lượng giao dịch đạt 15,88 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB (-1,54%) với 13 triệu đơn vị và SCR (-2,95%) đạt 10,7 triệu đơn vị.
Trong đó, SSI dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,6 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, DXG, REE.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là E1VFVN30 với 5 triệu đơn vị. Theo sau là STB, HDB, VND.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, FIT (Tập đoàn F.I.T) tăng 4,7 lần, VND (CTCP Chứng khoán VNDIRECT) tăng 3,7 lần, PVC (CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí) tăng 3,6 lần, LSS (CTCP Mía đường Lam Sơn) tăng 3,4 lần.
HNX – Phiên thứ 2 liên tiếp giảm điểm
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, ngược lại với sự thăng hoa trên biểu đồ chỉ số VN-Index, HNX-Index chỉ trụ được sắc xanh vào đầu phiên, thời gian còn lại đều nằm dưới giá tham chiếu.
Đây là phiên thứ 2 giảm điểm sau gần nửa tháng đi lên khá mạnh trên biểu đồ kỹ thuật, HNX-Index đóng cửa tại mức 134,04 điểm, giảm 0,92 điểm (-0,68%).
Khối lượng giao dịch giảm 14% so với hôm qua, đạt 59,5 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,13 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 93 mã tăng giá, 85 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
ACB (-1,88%) vẫn nằm ở vị trí mã có ảnh hưởng nhất sàn Hà Nội, với việc đóng góp -0,53 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 18 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-2,21%) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 18,6 triệu đơn vị. PVS (+2,75%) theo sau với 9 triệu đơn vị, ACB (-1,88%) đạt 5,89 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 719,3 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là KVC với 130 nghìn đơn vị.
Trong phiên có 4 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm SDD, CSM, VIT, BCC.
Giá vàng chịu áp lực từ đồng USD mạnh hơn, trong khi, thị trường chứng khoán suy yếu lại đang hỗ trợ tích cực.
Trên sàn HOSE, tuy cả phiên chiều luôn giao dịch trên ngưỡng 1.160 điểm, nhưng tới đợt xác định giá đóng cửa (ATC), VN-Index đã rớt mạnh 4 điểm và mất luôn mốc cũ,
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.