Chứng khoán ngày 19/3: Tiến tới mốc lịch sử
VN-Index sắp chạm ngưỡng kháng cự 1.170 điểm - Cột mốc lịch sử của năm 2007.
Trên sàn HOSE, tuy cả phiên chiều luôn giao dịch trên ngưỡng 1.160 điểm, nhưng tới đợt xác định giá đóng cửa (ATC), VN-Index đã rớt mạnh 4 điểm và mất luôn mốc cũ,
HOSE - Chưa thể chính thức chinh phục mốc 1.160 điểm
Sau phiên áp sát đỉnh cao nhất trong lịch sử của chỉ số VN-Index vào hôm qua, đến đợt xác định giá mở cửa sáng nay (20/3), dường như áp lực chốt lời nhẹ xuất hiện tại một số mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn trên sàn khiến VN-Index giảm ngay 0,41%.
Đến đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số này mới bắt đầu hồi phục trở lại, nhưng có phần khá vất vả, chao đảo liên tục nhưng đến gần trưa, VN-Index đã kịp lấy lại những gì đã mất lúc đầu phiên, quay lại gần đỉnh cao nhất ngày đầu tuần, tạm dừng ở mức 1.163,8 điểm (+0,4%).
Ba mã chứng khoán lớn đã nâng đỡ mạnh VN-Index sáng nay là ROS (tăng trần), VPB (+4,1%), MSN (+3,71%). Một số trụ lớn khác tuy tăng giá yếu hơn nhưng cũng góp phần không nhỏ là BID tăng 1,56%, MWG tăng 2,56%, …
Nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng đã không còn giữ được đà tăng như thời gian trước, độ phân hóa cũng tăng lên khi VPB và BID đang tăng giá khá thì CTG giảm 0,28%, VCB giảm 0,4%,...
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index có phần chao đảo mạnh hơn, nhưng với biên độ khá hẹp và vẫn tiếp tục được kéo lên đỉnh cao nhất trong ngày, đạt mức 1.166,33 điểm, nhích cao hơn so với đỉnh ngày hôm qua.
Tuy nhiên, cú đánh cuối cùng ATC đã khiến VN-Index mất tới 4 điểm tuyệt đối, vẫn tiếp tục rớt mất ngưỡng 1.160 điểm, đóng cửa tại mức 1.159,39 điểm, tăng 0,17% (+0,01%).
Khối lượng giao dịch giảm 21%, đạt 214 triệu đơn vị, tương ứng với 6,32 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 113 mã tăng giá, 186 mã giảm giá và 41 mã đứng giá. Trong đó, có 12 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn.
Trụ lớn nhất trên sàn HOSE hôm nay là MSN (+6,58%) khi biểu đồ giá liên tục đi lên mạnh mẽ và được mua vào khá mạnh với mức giá cao nhất trong ngày 100.500 đồng/1 cổ phiếu, tương ứng với việc đóng góp tới 2,639 điểm ảnh hưởng.
Theo sau là ROS khi liên tục tăng trần cả phiên và BID (+1,92%), lần lượt góp 1,652 điểm, 1 điểm ảnh hưởng.
Đứng ở hướng ngược lại nhằm kìm hãm đà tăng của VN-Index là GAS (-1,95%) và VNM (-1,42%) đã duy trì sắc đỏ từ đầu phiên và rớt mạnh nhất cũng vào đợt ATC, góp tới -1,76 điểm, -1,6 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã SCR (CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, tăng trần) với lượng giao dịch đạt 18,8 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB (-0,31%) với 12,48 triệu đơn vị và CTG (-0,83%) đạt 9,7 triệu đơn vị.
Trong đó, HDB tiếp tục dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 9,26 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, VRE, DXG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là E1VFVN30 với 8 triệu đơn vị. Theo sau là HDB, HAG, DIG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, TNA (CTCP Thương mại Xuất Nhập Khẩu Thiên Nam) tiếp tục đứng trong danh sách này khi tăng 5 lần, HAX (CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh) tăng 5,6 lần, NVT (CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay) tăng 4 lần.
HNX – ACB tiếp tục dẫn dắt
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ mang chút sắc đỏ vào đầu phiên, sau đó, chỉ số HNX- Index đã nhanh chóng hồi phục trở lại và từ từ tăng lên.
Đến phiên chiều, chỉ số này chao đảo nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên vẫn giữ được mức tăng cũ và đóng cửa tại mức 135,28 điểm, tăng 1,18 điểm (+0,88%).
Khối lượng giao dịch giảm mạnh 36%, đạt 60,54 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,99 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 96 mã tăng giá, 88 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.
ACB (+2,98%) vẫn nằm ở vị trí mã có ảnh hưởng nhất sàn Hà Nội, với việc đóng góp 0,821 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 18 mã tăng giá kịch trần, 10 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (đứng giá) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 15,66 triệu đơn vị. PVS (-2,36%) theo sau với 4,67 triệu đơn vị, SPP (tăng trần) đạt 4,6 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, CEO là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 700 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là SHB với 606 nghìn đơn vị.
Trong phiên có 3 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm SPP, DBC, C69.
VN-Index sắp chạm ngưỡng kháng cự 1.170 điểm - Cột mốc lịch sử của năm 2007.
Hôm nay vẫn là phiên thắng lớn trên cả 2 sàn HOSE và HNX.
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.