Chứng khoán ngày 23/4: Ngân hàng và năng lượng đua nhau quét sàn
Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn HOSE hôm nay, có tới 8 mã giảm sàn gồm 2 cổ phiếu nhóm năng lượng là GAS và PLX, cùng với toàn bộ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
VIC và GAS trở thành trụ nâng đỡ mạnh nhất của sàn khi lần lượt tăng giá 3,08% và 3,29%, tương ứng với 3,69 điểm và 2,89 điểm ảnh hưởng vào thành tích VN-Index hôm nay.
HOSE - VIC và GAS cứu phiên
Áp lực bán ra vẫn tiếp diễn trong đợt xác định giá mở cửa hôm nay, khiến VN-Index mất 10 điểm tuyệt đối trước khi bước vào phiên khớp lệnh liên tục.
Tuy nhiên, chưa dừng ở đó, chỉ số này vẫn lùi dần về mức hỗ trợ 1.150 điểm trong 15 phút giao dịch tiếp theo, khi hầu hết cổ phiếu lớn đều tiếp tục đào sâu hơn trên biểu đồ giá như VIC, VNM, VJC, BID,…
Từ 9h30 trở đi, cầu bắt đáy trên thị trường bắt đầu tăng mạnh hơn khi VN-Index chạm mức hỗ trợ 1.150 điểm khiến lần vớt đáy này tăng hơn 17 điểm trong thời gian khá ngắn.
Tuy nhiên, lực nâng đỡ chỉ thực sự tập trung ở một số cổ phiếu lớn như SAB, VCB, BID và sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế khiến đà tăng bị hãm lại và chao đảo khá mạnh sau đó. Đến gần trưa, VN-Index mới quay lại được giá tham chiếu và tạm dừng ở mức 1.081,76 điểm, tăng 0,46%.
Đóng góp lớn nhất cho đợt đảo chiều thành công của VN-Index sáng nay là diễn biến bất ngờ của bộ đôi VIC và VRE. Đầu phiên, VIC còn giảm mạnh 4,06% nhưng sau đó liên tục đi lên trở lại và nghỉ trưa tại mức 127.000 đồng/1 cổ phiếu, tăng 3,08% so với tham chiếu, biên độ dao động của VIC hơn 7,1%.
Điều này dường như đến từ hơn 2 triệu cổ phiếu VIC được xả mạnh từ khối ngoại và nhà đầu tư trong nước đua nhau mua vào khiến giá được kéo lên nhanh chóng mặt.
Trong khi, VRE cũng biến động không kém, khi đầu phiên giảm 1,76%, đến trưa đã tăng 6,15%, tuy nhiên thanh khoản khá nhỏ. Dường như cổ phiếu này được hưởng lợi từ VIC.
Ngoài trụ nâng đỡ từ bộ đôi trên, VN-Index còn được hưởng lợi từ sự trở lại của nhóm ngân hàng, đang có mức phục hồi khá mạnh gồm VCB tăng 0,5%, BID tăng 2,59%, CTG tăng 0,96%, MBB tăng 0,65%, STB tăng 0,35%, VPB tăng 0,53%, TPB tăng 0,32%.
Môt vài trụ đơn lẻ khác cũng tăng khá trong sáng nay gồm GAS tăng 1,76%, HPG tăng 1,62%.
Đến chiều, diễn biến của VN-Index có phần chững lại khi chao đảo với biên độ khá hẹp, gần như quanh quẫn mức 1.080 điểm. Gần đến cuối phiên, chỉ số này lùi mạnh hơn về giá tham chiếu, tuy nhiên sau đợt ATC, VN-Index kịp lấy lại mốc tròn điểm và đóng cửa tại mức 1.080,74 điểm, tăng 3,96 điểm (+0,37%).
Thanh khoản giảm mạnh trở lại, khi khối lượng giao dịch giảm tiếp 14%, đạt 186,6 triệu đơn vị, tương ứng với gần 6,3 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 107 mã tăng giá, 170 mã giảm giá và 57 mã đứng giá. Trong đó, có 12 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn.
VIC và GAS trở thành trụ nâng đỡ mạnh nhất của sàn khi lần lượt tăng giá 3,08% và 3,29%, tương ứng với 3,69 điểm và 2,89 điểm ảnh hưởng vào thành tích VN-Index hôm nay.
Phía ngược lại, kìm hãm đà tăng của chỉ số này mạnh nhất là VNM (-1,32%), PLX (-4,03%), CTG (-2,72%), khi góp lần lượt -1,3 điểm, -1,24 điểm và -1,17 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã VIC với lượng giao dịch đạt 8,7 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB (-1,74%) với 7,3 triệu đơn vị và SCR (-2,73%) đạt hơn 7 triệu đơn vị.
Trong khi, E1VFVN30 dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,9 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VPB, VCB, VNM.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VIC với 4,45 triệu đơn vị. Theo sau là VCB, VPB, HPG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, BTP (CTCP Nhiệt điện Bà Rịa) tăng 15,2 lần, VOS (CTCP Vận tải biển Việt Nam) tăng 4,1 lần.
HNX - PVS vững chắc
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index chao đảo khá mạnh khi liên tục chuyển màu, cùng với sự trồi sụt trên biểu đồ giá của một số trụ lớn như ACB, VCS, SHB.
Trong khi, trụ vững sắc xanh liên tục đến trưa chỉ có PVS và VGC. Tuy nhiên, đến gần giờ nghỉ trưa, chỉ số này đã kịp quay trở lại trên mức tham chiếu và tạm nghỉ tại mức 126,9 điểm (+0,6%)
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index ổn định hơn khi biên độ dao động hẹp. Gần đến lúc kết thúc phiên, chỉ số này vẫn chuyển sắc đỏ khi lực cung đột nhiên mạnh hơn. Tuy nhiên vào đợt ATC, chỉ số HNX-Index đã nhanh chóng trở lại và đóng cửa tại mức 126,3 điểm, tăng 0,16 điểm (+0,13%).
Khối lượng giao dịch tăng tới 60% so với hôm qua, đạt gần 71,6 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,2 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 168 mã tăng giá, 116 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
PVS (+3,59%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất vào thành tích của HNX-Index hôm nay, với 0,18 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 16 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (0%) dẫn đầu khi đạt hơn 15 triệu đơn vị. DST (-6,9%) theo sau với 4,8 triệu đơn vị, PVS (+3,59%) đạt gần 4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VCG là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 892 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là KLF với 531,6 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó là API, TEG, PGS, S55.
Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn HOSE hôm nay, có tới 8 mã giảm sàn gồm 2 cổ phiếu nhóm năng lượng là GAS và PLX, cùng với toàn bộ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Trong top 20 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE có tới 17 mã tăng giá vào lúc đóng cửa, trong đó có tới 12 mã tăng trên 2%.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Giới chuyên gia cho rằng, cần làm rõ quy định về việc chuyển nhượng căn hộ đã bàn giao nhưng chưa có sổ hồng để tránh gây hoang mang cho người mua nhà.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.
Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.