VN-Index chào 1.000: Khi “công thần” trở thành “tội đồ”
Những cổ phiếu có công lớn nhất giúp VN-Index cán qua ngưỡng 1.000 điểm vào ngày 3/1/2018 cũng chính là những mã “nặng nhất” kéo VN-Index chào tạm biệt ngưỡng lịch sử này hôm nay.
Cả VN-Index và HNX-Index đều có một phiên tăng điểm, lấy lại điểm số đã mất hôm qua.
HOSE – Hồi phục
Hưởng ứng từ sự khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu, chỉ số VN-Index đã gần lấy lại số điểm đã mất vào hôm qua. Ngay đầu phiên sáng nay, chỉ số này đã tăng 28,93 điểm (+2,86%).
Cho đến giờ nghỉ trưa, tuy lên xuống có phần nhẹ nhàng nhưng VN-Index chưa lần nào ‘quay lại nhìn’ giá mở cửa. Dẫn đầu cho sự tăng điểm của phiên sáng đến từ các trụ lớn trên sàn, đặc biệt là sự hồi phục giá khá tốt của nhóm ngành ngân hàng như BID tăng trần, VCB tăng 4,03%, CTG tăng 5,75%, MBB tăng 5,04%, STB tăng 2,92%, VPB tăng 6,07%, EIB tăng 2,4%.
Còn các mã ảnh hưởng lớn khác cũng tăng mạnh như GAS tăng 4,58%, VJC tăng 5,75%, VNM tăng 2,27%, VIC tăng 1,36%, HPG tăng 4,48%, PLX tăng 5,26%...
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index chao đảo mạnh hơn khi không giữ được mức tăng trong phiên sáng, đóng cửa ‘khiêm tốn’ tại mức 1.040,55 điểm, sát mức mở cửa, tăng 28,95 điểm (+2,86%).
Mặc dù giá cả có được cải thiện, tuy nhiên, thanh khoản hôm nay giảm mạnh khi khối lượng giao dịch chỉ bằng một nửa so với hôm qua, đạt 241 triệu đơn vị, tương ứng với 6,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Nguyên nhân của vấn đề này đã được TheLEADER đưa ra trong bài viết hôm qua, đặc biệt là tâm lý của các nhà đầu tư khi Tết Nguyên đán sắp đến gần.
Chốt phiên có 246 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 33 mã đứng giá, trong đó, có đến 35 mã tăng trần.
Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất trên sàn HOSE, ngoại trừ 3 mã giảm giá gồm VIC giảm 0,12%, MSN giảm 3,49%, NVL giảm 1,35%, thì có 5 mã tăng trần gồm BID, VRE, VJC, ROS, HDB, còn lại đều tăng giá.
Top 20 mã này đã đóng góp tới 22,762 điểm ảnh hưởng vào thành tích 28,95 điểm của VN-Index hôm nay, đứng đầu là GAS khi tăng giá 4,96%.
Theo sau BID, nhóm ngành ngân hàng cũng khá rực rỡ khi đều tăng giá mạnh gồm VCB tăng 2,42%, CTG tăng 5,75%, VPB tăng 6,07%, MBB tăng 5,04%, HDB tăng trần, STB tăng 2,27%, EIB tăng 3,77%.
Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank, +2,27%) tiếp tục dẫn đầu sàn với 14 triệu đơn vị, giảm 50% so với hôm qua. Mã AMD (CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group, tăng trần) đứng thứ hai, đạt hơn 9 triệu đợn vị, tiếp đến mã FLC (tăng trần) đạt 8,4 triệu đơn vị giao dịch.
Về thanh khoản tại khối ngoại, HDB dẫn đầu sàn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua vào với gần 2 triệu đơn vị, HPG theo sau với gần 1,4 triệu đơn vị được giao dịch.
Ngược lại, khối ngoại xả mạnh hơn 3 triệu đơn vị mã HPG, tiếp đến là mã E1VFVN30 xả 3 triệu đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể gồm SFG (CTCP Phân bón miền Nam) đứng đầu khi tăng 5,1 lần, BMI (Tổng công ty cổ phần Bảo Minh) tăng 4,7 lần, SJS (CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà) tăng 4,6 lần, AMD (CTCP Đầu tư và khoán sản AMD Group) tăng 4,2 lần.
HNX
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, biểu đồ diễn biến của chỉ số HNX-Index hôm nay khá giống VN-Index, khi tăng mạnh sau phiên xác định giá mở cửa và chao đảo rõ ràng hơn vào chiều nay dẫn tới chốt phiên cũng sát giá mở cửa.
Đóng cửa tại mức 119,62 điểm, tăng 3,99% (+3,45%), với thanh khoản giảm mạnh khi khối lượng giao dịch cũng còn 50% so với hôm qua, đạt mức 58 triệu đơn vị, tương ứng 0,85 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 161 mã tăng giá, 45 mã giảm giá và 46 mã đứng giá.
Cụ thể, ACB đã lấy lại được sức ảnh hưởng của mình trên sàn Hà Nội, khi tăng giá khá mạnh 4,63%, do đó, góp tới 1,012 điểm ảnh hưởng vào thành tích của HNX-Index hôm nay.
Tiếp đến là SHB và VCS khi lần lượt tăng giá 7,76%, 4,61%, tương ứng với 0,551 điểm và 0,385 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 35 mã tăng giá kịch trần, 8 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi đạt 23,7 triệu đơn vị. Mã PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, +2,29%) theo sau với 7,7 triệu đơn vị, PVX (Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam) đạt 2,8 triệu đơn vị được giao dịch.
Về thanh khoản của khối ngoại trên sàn HNX, thì VGC dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 517,6 nghìn đơn vị, tiếp đến là SHB đạt 450,3 nghìn đơn vị.
Ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh nhất vẫn là VGC với 430 nghìn đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX
Trong phiên giao dịch hôm nay, có mình mã VIG ( CTCP Chứng khoán thương mại và công nghiệp VN VICS) có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Những cổ phiếu có công lớn nhất giúp VN-Index cán qua ngưỡng 1.000 điểm vào ngày 3/1/2018 cũng chính là những mã “nặng nhất” kéo VN-Index chào tạm biệt ngưỡng lịch sử này hôm nay.
Tiếp nối bước sụt giảm kỷ lục 56 điểm hôm qua, sáng nay, VN-Index tiếp tục phá kỷ lục về số điểm giảm tuyệt đối với âm 65 điểm tính đến 9h45. Vốn hóa trên sàn HOSE bốc hơi thêm 6,5 tỷ USD.
Dường như hôm nay chưa phải là ngày để VN-Index có thể vượt qua ngưỡng kháng cự 1.130 điểm tạo lập cuối tuần trước.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.