Doanh nghiệp
Chuỗi Vinmart tăng trưởng 40% sau khi về tay Masan
Tập đoàn Masan cho biết, mức lỗ của VinCommerce trong quý 1/2020 đã giảm một nửa và doanh thu tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tập đoàn Masan (Masan) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2020 ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt mức 17.632 tỷ đồng, tăng trưởng hơn gấp đôi so với mức 8.160 tỷ đồng trong quý 1/2019.
Doanh thu của Masan tăng vọt sau khi tập đoàn này sáp nhập VinCommerce – đơn vị vận hành chuỗi siêu thị Vinmart và Vinmart+.
Trong quý 1 vừa qua, chuỗi Vincommerce đạt tăng trưởng doanh thu tới 40%, đạt mức 8.709 tỷ đồng so với mức 6.206 tỷ đồng vào quý 1/2019.
Masan cho biết, tăng trưởng được thúc đẩy bởi tăng trưởng doanh số bán hàng cùng cửa hàng (SSSG) đạt mức hai chữ số tại Hà Nội, các thành phố cấp 1 và cấp 2.
Trong năm 2019, Vincommerce đã mở mới 27 siêu thị VinMart và 1.192 siêu thị mini VinMart+ mới mở cửa trong năm 2019, tạo tiền đế giúp doanh thu tăng mạnh. Sang tới đầu năm 2020, khi tốc độ mở rộng điểm bán chậm lại, việc tối ưu hóa mạng lưới các điểm bán tiếp tục thúc đẩy doanh số của chuỗi siêu thị này
Biên lợi nhuận đã được cải thiện 5% so với quý 4/2019 do tăng hiệu suất nhân viên tại cửa hàng, cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng doanh thu trung bình trên mỗi mét vuông.
Chủ tịch Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Thật sự, tôi đã không nghĩ rằng VinCommerce có thể chuyển đổi nhanh như vậy. Mức lỗ của VinCommerce trong quý 1/2020 đã giảm một nửa và doanh thu tăng trưởng 40% so với quý 1/2019”
Trong ngành tiêu dùng nhanh, Masan Consumer đạt mức tăng trưởng 22,4% trong quý vừa qua, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 59,7% của ngành hàng thực phẩm tiện lợi và tăng trưởng gấp 3 lần của ngành hàng thịt chế biến. Chiến lược cao cấp hóa và đô thị hóa tăng tốc với doanh số tăng trưởng 75% tại kênh bán lẻ hiện đại.
Mảng kinh doanh thịt của Masan MEATLife tiếp tục mở rộng quy mô, đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng trong quý 1, tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu thuần của Masan Resources sụt giảm 10,4% do giá khoáng sản tiếp tục ở mức thấp vì tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Masan Resource kỳ vọng có thể bán đồng tồn kho từ quý 2/2020 trở đi để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tạo ra dòng tiền mặt tốt hơn.
Dự báo kết quả kinh doanh năm 2020, Masan Group đánh giá triển vọng tương lai của tập đoàn được có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro.
Mặc dù vậy, Masan Consumer dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu thuần hơn 15% và tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số. Trong đó, ngành hàng gia vị sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và cải thiện biên lợi nhuận của mảng hạt nêm.
Ngành hàng thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến sẽ tập trung vào chiến lược cao cấp hóa danh mục hiện có, đồng thời chú trọngxây dựng các giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh. Ban điều hành dự đoán người tiêu dùng sẽ ngày càng chuyển sang sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thay vì ăn tại hàng quán sau dịch Covid-19.
Ngành hàng đồ uống sẽ tập trung củng cố danh mục nước tăng lực trên cơ sở các phát kiến mới và sản phẩm đột phá.
Với mảng sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC), Masan đã tích hợp thành công Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO), tận dụng hệ thống điểm bán của Masan Consumer để đưa thương hiệu và sản phẩm của NETCO đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn quốc. Bước tiếp theo trong nửa cuối năm 2020 là tung ra các sản phẩm tiềm năngkhác trong ngành hàng sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình
Đối với VinCommerce, dự kiến đạt biên EBITDA cả năm từ (3)% cho đến hòa vốn nhờ vào các giải pháp hợp lý hóa chi phí như tập trung vào việc giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng, cụ thể liên quan đến chi phí vật tư tiêu hao, nâng cao hiệu suất nhân viên, đàm phán chi phí thuê tốt hơn, và tối ưu hóa chi phíhoạt động logistics; Tái cấu trúc nền tảng logistic để thúc đẩy hiệu quả hoạt động; Tối ưu hóa mạng lưới cửa hàng với việc đóng cửa các cửa hàng không có khả năng đạt lợi nhuận.
Bên cạnh đó, Masan sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi số, tiến hành số hóa toàn bộ nền tảng, quản lý theo thời gian thực và loại bỏ các quy trình thủ công nhằm giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Chủ tịch Tập đoàn Masan: Chống dịch Covid-19, nếu sợ hãi sẽ thua cuộc
FPT đầu tư thêm 800 tỷ đồng vào mảng trí tuệ nhân tạo
FPT Smart Cloud, công ty con trực thuộc FPT đã được tập đoàn mẹ tăng vốn điều lệ, nhằm gia tăng vị thế trong mảng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hành kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đóng góp tích cực vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
11 chính sách kinh tế Donald Trump đề xuất nếu tái đắc cử
11 đề xuất kinh tế của ông Donald Trump nếu tái đắc cử, nhấn mạnh các chính sách thuế quan, ưu đãi thuế, và phát triển nhà ở nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Ông Trần Huy Tuấn làm Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái
Ông Trần Huy Tuấn vừa được bầu giữ chức bí thư tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Để đón làn sóng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam
Trong bối cảnh đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam gia tăng, đảm bảo dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững là mục tiêu quan trọng cần được chú trọng lâu dài.
BCG Energy hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận
Giai đoạn 2 Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ và những dự án điện mặt trời áp mái đi vào vận hành nên BCG Energy đã hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận.
Gỡ 'nút thắt gốc': Việc căn cơ và cấp bách
Xác định "tất cả các vướng mắc đều xuất phát từ thể chế", nhiều đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc tháo gỡ 'nút thắt gốc' này là nhiệm vụ căn cơ và cấp bách.