Nhiều tập đoàn Mỹ đề nghị hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số
Một số tập đoàn như Meta, Microsoft, Westcoast Precision Inc, Đại học Stanford… đã đề nghị tăng cường hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (Al).
Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu thủ tục hành chính vẫn rườm rà, rắc rối và nhiều giấy phép con.
Đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu và “không thể đào ngược”. Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm tới chuyển đổi số, coi đây như một chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Sự vào cuộc của Chính phủ đối với chuyển đổi số thể hiện qua việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được mở rộng chức năng; thành lập các cơ quan như Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử; Ban Chỉ đạo chính quyền điện tử ở các bộ, ngành và địa phương.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, việc thành lập một loạt các cơ quan chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy chuyển đổi số dường như vẫn chỉ mang tính chất phong trào, trong khi chuyển đổi số thực chất là xu hướng.
“Đã là xu hướng thì doanh nghiệp phải đi đầu, doanh nghiệp sẽ vấp phải những khó khăn mang tính thị trường, đó là thiếu tài chính, thiếu nhân lực, thiếu công nghệ…”, chuyên gia kinh tế trưởng ADB nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi số một cách rất thành công, tạo ra sự thay đổi về chất, tác động tích cực tới năng suất lao động, kết quả sản xuất, kinh doanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, không cần đợi Nhà nước phải hỗ trợ.
Đối với Nhà nước, ông Cường nhận xét, nếu so sánh với chuyển đổi số các hoạt động của Nhà nước thì việc đơn giản hóa thủ tục hành chính còn đem lại kết quả nhanh hơn và hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu thủ tục hành chính vẫn cứ lằng nhằng, rắc rối với đủ thứ giấy phép con thì việc áp dụng công nghệ số vào quy trình này là điều không thể.
Chuyên gia ADB nhấn mạnh, chuyển đổi số đối với Nhà nước là công cụ để cải cách. Nói cách khác, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân, cho doanh nghiệp mới là vấn đề cần được ưu tiên cốt lõi.
Chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ thông tin
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận xét, hiện nay rất nhiều ý kiến đang hiểu sai bản chất của chuyển đổi số khi cho rằng công nghệ thông tin là cốt lõi, là thước đo của chuyển đổi số.
Theo ông Lộc, những khái niệm như thương mại điện tử, chính phủ số… nở rộ trong thời gian qua, thực tế chỉ là giai đoạn đầu của chuyển đổi số. Bản chất của chuyển đổi số là phải thay đổi mô hình quản lý nền kinh tế và mô hình quản trị doanh nghiệp.
“Áp dụng công nghệ số là khâu đầu tiên, mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi số tạo ra những mô hình kinh tế thông minh, giải phóng con người cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chuyển đổi số đúng nghĩa sẽ cải thiện năng suất lao động, tạo ra hiệu quả lên đến 200 – 300% chứ không phải chỉ 20 – 30%”, Chủ tịch VIAC nhấn mạnh.
Chuyển đổi số đúng nghĩa sẽ cải thiện năng suất lao động, tạo ra hiệu quả lên đến 200 - 300% chứ không phải chỉ 20 - 30%
TS Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Với bản chất như vậy, doanh nghiệp mới là chủ thể cho chuyển đổi số. Ông Lộc chia sẻ quan điểm với ông Cường là Nhà nước nên tập trung thay đổi thể chế, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chứ không phải là người dẫn dắt. Nhà nước có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số nhưng chỉ mang tính định hướng, hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu đàn và tạo tác động lan tỏa.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định, thực tế chuyển đổi số ở khu vực tư nhân đang diễn ra rất nhộn nhịp và năng động. Minh chứng là những đánh giá rất tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế như Google, Bain, Temasek.
Với không khí tích cực đó, việc Nhà nước cần làm ngay để thúc đẩy chuyển đổi số là ban hành khung pháp lý, ví dụ như quy định về cơ chế hộp cát (sandbox), điều đã được kiến nghị suốt 5 năm nay nhưng vẫn chưa được ban hành, hay các quy định về an toàn dữ liệu, chính sách phát triển nguồn nhân sự số…
Một số tập đoàn như Meta, Microsoft, Westcoast Precision Inc, Đại học Stanford… đã đề nghị tăng cường hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (Al).
Là nền tảng cung cấp giải pháp chuyển đổi số Make in Viet Nam, mới đây Base.vn đã giới thiệu với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước về “hành trình doanh nghiệp số” gồm 5 giai đoạn, thể hiện quyết tâm đồng hành cùng lãnh đạo tỉnh đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại địa phương này.
Chuyển đổi số là lộ trình tất yếu mà mọi doanh nghiệp (DN) đều theo đuổi. Nhưng muốn đột phá trên hành trình này, DN cần nghiêm túc đầu tư cho hệ thống dữ liệu - tài nguyên vô giá của DN.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp nhưng quá trình thực hiện nó không phải chỉ có "màu hồng".
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.