Chuyển đối số trong quản trị nhân sự là chìa khóa để mở rộng kinh doanh

Phạm Sơn - 14:05, 24/12/2021

TheLEADERNhững doanh nghiệp ứng dụng chuyển đối số từ khoảng năm 2016 đổ về trước có hoạt động kinh doanh vẫn tương đối thuận lợi trong bối cảnh Covid-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác tỏ ra lúng túng.

Chuyển đối số trong quản trị nhân sự là chìa khóa để mở rộng kinh doanh
Quản trị nhân sự đang "đi chậm" hơn các chức năng khác của doanh nghiệp trong chuyển đổi số.

Những tiếng “tít” của máy chấm công đã trở thành điều quen thuộc của nhiều cán bộ, công nhân viên mỗi buổi sáng đi làm hay buổi chiều rời công sở. Quên chấm công, đối với nhiều doanh nghiệp, coi như là nhân viên đã “đánh mất” một buổi làm việc vất vả.

Theo TS. Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (HanoiSME), ứng dụng máy chấm công giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và nguồn lực để kiểm soát giờ làm việc, đánh giá công việc. Đây chính là sự số hóa, bước đầu trong công tác chuyển đổi số hoạt động quản trị nhân sự.

Tuy nhiên, quản trị nhân sự ứng dụng chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở bước số hóa, mà còn cần có sự thay đổi về cách thức làm việc, quản lý nhân sự trên môi trường số, ứng dụng công nghệ số.

Ông Quốc Anh cho biết, không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, chuyển đổi số trong quản trị nhân sự đem đến nhiều lợi ích to lớn cho doah nghiệp.

Thứ nhất, giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động. Theo lãnh đạo HanoiSME, thực tế quan sát ở các doanh nghiệp cho thấy, khi ứng dụng công nghệ số, quy trình số trong quản trị, năng suất lao động ở nhiều vị trí nhân sự tăng đến 30, 40%, thậm chí là 80%.

Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, nhờ vào việc nhân sự quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn. Nếu trước đây, sử dụng sổ sách hay bảng exel, một nhân sự quản lý được dữ liệu của 50 – 100 khách hàng thì bây giờ, với công nghệ số, con số có thể lên đến hàng nghìn.

Thứ ba, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, bởi “máy đã chấm thì không thể thay đổi được”. Thông qua dữ liệu minh bạch, lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem, quản lý toàn bộ hoạt động và nhanh chóng đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp.

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo ông Quốc Anh, quản trị nhân sự trên nền tảng số là điều không thể thiếu đối với những tập đoàn lớn, có mạng lưới trải dài trong cả nước, thậm chí là cả thế giới.

Nhờ vào quản trị hiệu quả trên nền tảng số, dù có nhiều cơ sở, chi nhánh cách xa nhau về mặt địa lý, nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát hoạt động của nhân sự một cách sát sao, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự là yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp xây dựng năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô.

Cuối cùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là tạo ra lợi nhuận và chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhờ vào khả năng quản lý dữ liệu khách hàng nói trên.

Theo ông Quốc Anh, nhìn vào thực tế, những doanh nghiệp có kinh nghiệm chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự, tổ chức hoạt động nhân sự trên nền tảng công nghệ từ khoảng năm 2016, 

Vai trò người làm nhân sự trong chuyển đổi số

Chuyển đối số trong quản trị nhân sự là chìa khóa để mở rộng kinh doanh 1
Ban tổ chức Hội thảo Khoa học Chuyển đổi số và quản trị nhân lực. Ảnh: KTĐT.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, quản trị nhân sự, cũng như những công tác khác của doanh nghiệp, đều rất cần chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo TS. Tăng Văn Khánh, Giám đốc Công ty Tư vấn quản lý OCD, ở các doanh nghiệp, quản trị nhân sự.

Đồng quan điểm với ông Khánh, ông Phan Sơn, Chuyên gia trưởng Học viện Nhân sự và quản trị HRD Academy lý giải, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn coi bộ phận nhân sự là khối hỗ trợ, do đó “không quan trọng bằng” khối kinh doanh, marketing là những nơi trực tiếp “ra số”.

Bên cạnh đó, bản thân những người công tác trong khối nhân sự vẫn chưa thực sự có khả năng học hỏi, chuyển đổi cách thức làm việc phù hợp với môi trường số.

Ông Quốc Anh nhận xét, vai trò của người làm công tác nhân sự rất quan trọng trong việc chuyển đổi số quản trị, bởi đây vừa là nhân viên trực tiếp được quản trị, vừa có vai trò đề xuất với ban lãnh đạo.

“Nhà quản trị nhân sự chiếm 80% sự thành công của chuyển đổi số trong quản trị nhân sự. 20% còn lại là sự ủng hộ, định hướng từ ban lãnh đạo và sự phối hợp của các thành viên khác trong tổ chức”, ông Quốc Anh đánh giá.

Người làm nhân sự cần hiểu rõ bản chất chuyển đổi số trong quản trị nhân sự, vai trò của phòng ban mình và những vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi số. Đây là những nội dung chủ yếu để thực thi chuyển đổi số đạt hiệu quả cao.

Trong bộ phận nhân sự, người lãnh đạo (giám đốc hay trưởng phòng nhân sự) sẽ là người tham mưu về chiến lược, lựa chọn giải pháp số phù hợp. Yêu cầu quan trọng nhất của lãnh đạo bộ phận nhân sự là tạo ra sự đồng thuận và tiếng nói chung giữa các cấp, các phòng ban khác.