Leader talk

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được gỡ bỏ

Phương Linh Thứ bảy, 24/05/2025 - 08:45
Nghe audio
0:00

Khi khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được tháo gỡ, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tin tưởng rằng, kinh tế tư nhân của Việt Nam sẽ thực sự có được bước ngoặt tăng trưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Hoàng Anh.

Cần xóa bỏ định kiến với doanh nghiệp tư nhân

Liệu có một định kiến vô hình đang ẩn sâu bên trong các rào cản, đã cản trở kinh tế tư nhân phát triển trước đây, thưa bà?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Từ thời phong kiến của Việt Nam, trong xã hội đã tồn tại thứ bậc: 'sĩ – nông – công – thương'. Trong đó, doanh nghiệp, thương nhân đứng cuối trong bốn tầng lớp của xã hội.

Thời xưa, dân ta luôn sợ đói, nên tâm niệm “có thực mới vực được đạo” và “hết gạo chạy rông - nhất nông nhì sĩ”.

Khi xã hội đã quan niệm như vậy từ xa xưa, dĩ nhiên nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng lâu dài đến hiện tại.

Nhìn vào lịch sử, có thể thấy, sau thời đại phong kiến là thực dân, rồi đến chiến tranh bảo vệ đất nước, chỉ vài chục năm gần đây chúng ta mới thực sự có hòa bình. Nhưng từ khi thống nhất, đất nước lại chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa tập trung, phải đến Đổi mới năm 1986 mới thực sự có sự chuyển biến – bắt đầu công nhận nền kinh tế nhiều thành phần.

Tuy vậy, cũng phải mất 5 năm nữa mới ra được Luật Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên vào năm 1990 – 1991. Nhưng ngay cả lúc đó, luật vẫn quy định rằng, doanh nghiệp chỉ được làm những gì nhà nước cho phép. Chưa có quyền tự do kinh doanh. Phải đến Luật Doanh nghiệp 1999 quy định mới thay đổi, trao cho người dân quyền tự do kinh doanh.

Thực ra, ngay trong Hiến pháp năm 1946 đã có quy định trao quyền tự do kinh doanh cho người dân. Nhưng phải mất hơn nửa thế kỷ, đi qua nhiều giai đoạn lịch sử, điều này mới thực sự được thực hiện. 

Từ Luật Doanh nghiệp 1999, đất nước đã có những bước cải cách quan trọng về kinh tế tư nhân, nhưng con đường cải cách vẫn gập ghềnh, nhiều trắc trở. Ví dụ như các đợt rà soát, bãi bỏ các giấy phép con khi thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, thế nhưng, chỉ được vài năm, các thủ tục lại nảy nở trở lại.

Đến cuối năm ngoái, Chính phủ rà soát thì phát hiện có tới 15.802 điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Điều đó cho thấy, định kiến chỉ là một phần cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, nhưng không phải tất cả. 

Thực tế thì hầu hết gia đình, kể cả những người làm công chức, cũng đều có người thân làm kinh doanh. Họ hiểu được vai trò và khó khăn của doanh nghiệp. Nếu định kiến thật sự sâu sắc thì người ta đã không cho con em mình đi làm kinh tế.

Và nếu thực sự còn định kiến, người ta đã tẩy chay từ cả việc mua hàng hoá sản xuất trong nước rồi. Nhưng không, doanh nghiệp tư nhân vẫn đang vận hành, sản xuất, kinh doanh đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng, hàng tiêu dùng trong nước và tham gia ngày càng nhiều vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” thành công trong suốt 20 năm qua là một ví dụ. Cùng với đó là biết bao chương trình, giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp khác nữa.

Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta, doanh nghiệp tư nhân Việt cũng đã cạnh tranh rất tốt bên cạnh FDI trên các thị trường quốc tế, đặc biệt trên các lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công và nông lâm thủy sản hay dịch vụ du lịch, xây dựng, và những năm gần đây cả các sản phẩm công nghệ cao.

Vậy còn nguyên nhân nào khác đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thưa bà?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Xin nói thẳng, lâu nay tôi vẫn cảm nhận có sự e ngại nào đó từ cấp cao nhất. Bất đẳng thức “doanh nghiệp nhà nước>FDI>tư nhân trong nước” vẫn dai dẳng thể hiện trong cách xử sự với doanh nghiệp ở mọi ngành, mọi cấp, rõ nhất trong việc phân bổ các nguồn lực, quyền kinh doanh và môi trường cạnh tranh.

Và khi có sự e ngại đó ở trên thì cấp dưới lại càng biến tướng. Họ vừa phân biệt đối xử với tư nhân, vừa che giấu những gì khu vực tư nhân làm được. Sự tuân thủ và trung thành tuyệt đối với 'tinh thần chỉ đạo', lắm khi lại biến thành sự kìm hãm.

Mặt khác, một nguyên nhân sâu xa khác là câu chuyện về lợi ích. Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng vốn có văn hoá “trả ơn”, đó là một tập quán đẹp. Nhưng khi nó bị đẩy đi quá xa, trở thành đòi hỏi, xin - cho, thì lại sinh ra nạn tham nhũng.

Và khi tham nhũng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức phải có sự chỉ đạo trực tiếp, mạnh mẽ từ cơ quan cao nhất của Đảng để chống lại, thì thực sự là một vấn nạn, hay còn gọi là “quốc nạn”.

Nó lấn át tất cả những điều tốt đẹp khác, gây khó khăn, đòi hỏi, tước đoạt tài sản của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Điều này không chỉ với doanh nghiệp trong nước. Ngay cả với các nhà đầu tư nước ngoài cũng tồn tại nhưng hạn chế hơn, và thường ẩn sau các công ty trung gian – tư vấn, dịch vụ – để làm những công việc cần “bôi trơn” khi thực hiện các thủ tục pháp lý, đầu tư.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế rất lớn so với doanh nghiệp trong nước. Họ có quyền khởi kiện nếu cơ quan quản lý làm sai. Còn doanh nghiệp trong nước, trên lý thuyết cũng được kiện, nhưng ai cũng hiểu rằng 'con kiến kiện củ khoai'. Có thể thắng, nhưng sau đó doanh nghiệp có thể bị trả đũa một cách tinh vi và khắc nghiệt hơn rất nhiều.

Khâu khó khất của "điểm nghẽn thể chế" đang dần được gỡ bỏ

Với những rào cản như thế, điều gì khiến bà tin rằng, trong lần cải cách thể chế lần này, Đảng, Chính phủ sẽ thực sự tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, mở đường cho tư nhân phát triển?  

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Có thể thấy rằng những định hướng và thay đổi gần đây là rất đáng mừng. Kể từ khi Tổng Bí thư đưa ra tuyên bố rằng thể chế là "điểm nghẽn của các điểm nghẽn", chúng ta đã chứng kiến một loạt phát biểu và hành động cụ thể.

Các nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị như Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đã lần lượt ra đời. Tới đây sẽ có nghị quyết về giáo dục và y tế nữa. Tất cả đang cho thấy một hướng đi cải cách hết sức mạnh mẽ và toàn diện, đồng bộ, nhất quán.

Trong đó, điều thuyết phục tôi nhất là việc đầu tiên Tổng Bí thư thực hiện là bắt tay ngay vào cải cách bộ máy. Đây là khâu khó nhất trong tất cả các khâu. Ban hành nghị quyết về khoa học – công nghệ hay phát triển doanh nghiệp tư nhân thì không quá khó. Nhưng đụng đến bộ máy, chính là đụng đến cấu trúc quyền lực, đến lợi ích, đến con người trong cỗ máy quyền lực các cấp thì đó thực sự là thách thức lớn hơn nhiều.

Tuy nhiên, đây cũng là điều bắt buộc phải làm bằng được. Vì nếu muốn tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chắc chắn không thể để chính những cỗ máy đã dựng lên thể chế cũ đứng ra tháo gỡ và xây cái mới. 

Thể chế cũ là sản phẩm của tư duy, nhận thức và lợi ích của không ít người trong cỗ máy đó. Yêu cầu họ phá bỏ cái cũ đã là khó, huống hồ là xây cái mới, một mô hình khác biệt rất xa với tư duy, lợi ích của họ và những cung cách họ từng quen thuộc.

Nói thẳng ra, cải cách bộ máy chính là động chạm đến quyền lợi của nhiều người đang được hưởng từ thể chế hiện hành. Điều này ai cũng nhìn thấy, và Tổng Bí thư cũng nhìn thấy. Nếu không giải quyết khâu này thì sẽ rất khó để thực hiện các bước tiếp theo.

Trong việc cải cách này, có hai phần quan trọng nhất là tổ chức và con người. Về tổ chức, nếu không tinh gọn bộ máy, vẫn để tồn tại một hệ thống cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chồng chéo về quyền hạn nhưng thiếu rõ ràng về trách nhiệm, “ai cũng có quyền nhưng không ai có trách nhiệm”, thì mọi đổi mới sẽ chỉ là hình thức.

Cùng với đó, chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan cũng cần quy định rõ dựa trên nguyên tắc “mỗi việc chỉ giao cho một người” để thực thi một cách hiệu quả, đề cao trách nhiệm giải trình.

Thứ hai là về nhân sự. Việc lựa chọn, sắp xếp lại con người trong bộ máy, cả những người cũ và những người mới, để phù hợp với tinh thần và yêu cầu cải cách cũng là một bước vô cùng quan trọng mà không ít khó khăn.

Vậy mà, tất cả những bước này đang được tiến hành cùng một lúc, từ cấp cao nhất: Trung ương, tổ chức nội bộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành cho đến địa phương. 

Bởi nếu chỉ thay đổi ở Trung ương mà không thay đổi được ở địa phương thì cũng dễ bị vô hiệu hóa. Cấp dưới, sát với dân nhất mà chưa theo được tinh thần mới, chưa được tổ chức lại để vận hành theo hướng mới, thì sẽ trở thành lực cản.

Con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhất ở bất cứ xã hội nào, tổ chức nào. Trong bộ máy nhà nước các cấp, nhân tố con người càng quan trọng hơn, vì sẽ quyết định vận mệnh của cả một quốc gia, một dân tộc.

Đất nước đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, cần có những con người với tư duy mới, nhận thức mới về thời cuộc, về những thay đổi vô tiền khoáng hậu trong thế giới ngày nay, kể cả so với khi nước ta bắt đầu Đổi mới cách đây gần 40 năm hay khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cách đây gần 20 năm. Từ đó để hiểu nước ta đang ở đâu, đang đứng trước những vận hội, thách thức gì và cần phài làm gì, làm như thế nào để vươn lên thật mạnh, thật hiệu quả trong những năm tới.

Rất may là chúng ta đã hành động rất nhanh, gọn và đồng bộ.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, Chính phủ, Quốc hội trong lần cải cách này là điểm đặc biệt. Những gì cần làm ngay thì Chính phủ, Quốc hội làm ngay, rất nhanh chóng, quyết liệt, để các Nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống. Đó là điều rất quý. 

Bà có khuyến nghị để Nghị quyết 68 thực sự phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân? 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tinh thần của Nghị quyết 68 là rất đáng mừng. Điều chờ đợi hiện nay là phải luật hóa những quy định này vào trong hệ thống pháp luật. Làm sao để đặt ra một nguyên tắc cao nhất – rằng luật, nghị định, thông tư ban hành ra chỉ được đưa ra những quy định thuận lợi hơn so với tinh thần của nghị quyết này. Tuyệt đối không được trói lại, không được “rơi vãi” đi, không được gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Trước đó, đã từng có nhiều nghị quyết được ban hành, nhưng sau đó, các bộ, ngành thường dùng rất nhiều tiểu xảo ở luật và văn bản dưới luật để gây khó cho doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp vốn rất sợ các nghị định, thông tư, vì đó là nơi cài cắm nhiều nhất các quy định bất hợp lý, hoặc do lợi ích, hoặc do tư duy cũ kỹ của một số cơ quan, đơn vị.

Nghị quyết đã khẳng định “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất” với rất nhiều định hướng, nội dung cụ thể. Chính vì vậy, Quốc hội, Chính phủ cần phải có các quy định nêu rõ các chính sách, ràng buộc về pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên, các đối tượng liên quan một cách minh bạch, nhất quán, đồng bộ, khả thi, có trách nhiệm giải trình rõ ràng.

Làm sao để không còn có thể lách, không thể quy định và thực thi khác với tinh thần của nghị quyết. Và cũng cần lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, của nhân dân trong quá trình soạn thảo, ban hành và nhất là thực thi các văn bản pháp quy, trên tinh thần phát huy sức mạnh, ý chí và sự đồng tâm nhất trí của toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, của toàn dân trong việc thực thi các nghị quyết quan trọng nói trên của Đảng.

Trên tinh thần đó, tôi rất tin tưởng chúng ra sẽ có những thay đổi thực sự mạnh mẽ, mang tính bước ngoặt đối với phát triển kinh tế tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong những năm tới. 

Xin cảm ơn bà!

Bà Phạm Chi Lan: Tôi thán phục bản lĩnh của các nữ doanh nhân

Bà Phạm Chi Lan: Tôi thán phục bản lĩnh của các nữ doanh nhân

Leader talk -  2 năm
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặc biệt ấn tượng với bản lĩnh và tài năng của các nữ lãnh đạo doanh nghiệp. Bà tin rằng các giá trị đó cùng sự học hỏi và bắt kịp với tiến bộ của thế giới trong một môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, bình đẳng và minh bạch sẽ giúp phụ nữ tiến xa hơn trên hành trình chinh phục khát vọng của doanh nhân Việt Nam thời đại mới.
Bà Phạm Chi Lan: Tôi thán phục bản lĩnh của các nữ doanh nhân

Bà Phạm Chi Lan: Tôi thán phục bản lĩnh của các nữ doanh nhân

Leader talk -  2 năm
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặc biệt ấn tượng với bản lĩnh và tài năng của các nữ lãnh đạo doanh nghiệp. Bà tin rằng các giá trị đó cùng sự học hỏi và bắt kịp với tiến bộ của thế giới trong một môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, bình đẳng và minh bạch sẽ giúp phụ nữ tiến xa hơn trên hành trình chinh phục khát vọng của doanh nhân Việt Nam thời đại mới.
Doanh nghiệp tư nhân đang đối mặt với 3 vấn đề lớn

Doanh nghiệp tư nhân đang đối mặt với 3 vấn đề lớn

Tiêu điểm -  4 năm

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đang rất đơn độc trong phát triển, thiếu sự đồng hành của các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và ngay cả sự hợp tác giữa chính họ với nhau.

Xây tổ đón đại bàng: Đừng bỏ quên doanh nghiệp nội

Xây tổ đón đại bàng: Đừng bỏ quên doanh nghiệp nội

Tiêu điểm -  4 năm

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp nhỏ quá thì không làm nổi, doanh nghiệp lớn quá lại có lợi ích riêng, do đó nếu muốn phát triển công nghiệp phụ trợ phải dựa vào doanh nghiệp quy mô vừa.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con

Tiêu điểm -  6 năm

"Khi đã có rà soát, có danh mục điều kiện kinh doanh cần cắt giảm tại sao Nhà nước không quyết định được mà phải chờ các bộ, ngành thực hiện, Nhà nước cần phải chủ động trong việc này", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận.

GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình

GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình

Leader talk -  2 ngày

Để kinh tế tư nhân trở thành lực đẩy chiến lược, GS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh, Việt Nam cần một cuộc chuyển mình toàn diện từ tư duy đến hành động, khơi dậy niềm tin, phát hiện nhân tài và kiến tạo chiến lược phát triển mang tính thông tuệ.

Cuộc chơi thuế đối ứng của Mỹ và con đường cho Việt Nam

Cuộc chơi thuế đối ứng của Mỹ và con đường cho Việt Nam

Leader talk -  2 ngày

Mỹ đã châm ngòi cuộc chơi thuế đối ứng bằng truyền thông, Việt Nam cần tính toán đường đi để giữ vững xuất khẩu và tránh rủi ro thương mại.

Doanh nhân Phan Minh Thông: Cần kiên trì, kiên nhẫn với doanh nghiệp tư nhân

Doanh nhân Phan Minh Thông: Cần kiên trì, kiên nhẫn với doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  3 ngày

Theo Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông, doanh nghiệp tư nhân không chỉ cần sự trân trọng và niềm tin toàn diện, mà còn cần cả những chính sách dài hạn, dễ tiếp cận và dễ thực thi.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nghị quyết 68 đang kích hoạt những thay đổi chưa từng có

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nghị quyết 68 đang kích hoạt những thay đổi chưa từng có

Leader talk -  3 ngày

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích những tín hiệu tích cực từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kỳ vọng vào bước chuyển thực chất của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.

TP.HCM thúc đẩy điện hoá xe công nghệ

TP.HCM thúc đẩy điện hoá xe công nghệ

Tiêu điểm -  21 phút

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho hay, việc chuyển đổi nhóm tài xế công nghệ sang xe điện sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát phát thải rõ rệt cho thành phố.

Vietnam Airlines và FPT ký thỏa thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Vietnam Airlines và FPT ký thỏa thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Nhịp cầu kinh doanh -  41 phút

Hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, nâng cao năng lực vận hành và trải nghiệm khách hàng.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được gỡ bỏ

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được gỡ bỏ

Leader talk -  1 giờ

Khi khâu khó nhất của điểm nghẽn thể chế đang dần được tháo gỡ, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tin tưởng rằng, kinh tế tư nhân của Việt Nam sẽ thực sự có được bước ngoặt tăng trưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

The Ocean Resort Quy Nhon: Nơi đầu tư trở thành nghệ thuật sống

The Ocean Resort Quy Nhon: Nơi đầu tư trở thành nghệ thuật sống

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trong thời đại mà các quyết định đầu tư không chỉ dựa trên lợi nhuận, ngày càng nhiều người ưu tiên lựa chọn gắn liền với giá trị sống. Họ tìm đến The Ocean Resort Quy Nhon để sống trọn vẹn – nơi mỗi khoảnh khắc đều nuôi dưỡng thân – tâm – trí và mở ra một nếp sống sâu lắng, đầy ý nghĩa.

TH School: Kiến tạo hạnh phúc từ yêu thương và giáo dục nhân văn

TH School: Kiến tạo hạnh phúc từ yêu thương và giáo dục nhân văn

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Chiều 23/5, lễ tốt nghiệp năm học 2024–2025 của TH School Hòa Lạc diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy ắp yêu thương.

Ngày chiến thắng của trái tim phương Đông trên xứ sở Bạch Dương

Ngày chiến thắng của trái tim phương Đông trên xứ sở Bạch Dương

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Ngày 9/5/2025, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Liên bang Nga, 68 chiến sỹ Việt Nam đã cùng với 11.500 binh sĩ Nga và 12 quốc gia khác, diễu hành oai hùng để kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức – “một ngày lễ trọng đại, một dịp kỷ niệm vĩ đại” theo nhận xét của Anh hùng Lao động Thái Hương, người ở thời điểm đó cũng đang cùng với nhân dân tỉnh Kaluga trải nghiệm không khí Ngày Chiến thắng xen lẫn niềm tự hào Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu tất cả thủ tục hành chính liên quan doanh nghiệp phải trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu tất cả thủ tục hành chính liên quan doanh nghiệp phải trực tuyến

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm mạnh thủ tục hành chính, bảo đảm 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến trong năm 2025.

Đọc nhiều