Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp nhỏ quá thì không làm nổi, doanh nghiệp lớn quá lại có lợi ích riêng, do đó nếu muốn phát triển công nghiệp phụ trợ phải dựa vào doanh nghiệp quy mô vừa.
Năm 2020, tổng số vốn FDI đăng ký mới của Việt Nam đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Đây được xem là một con số tương đối ấn tượng trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu.
Điều này cũng đặt ra hy vọng về việc FDI sẽ tiếp tục trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, đặc biệt khi xu thế dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu đang diễn ra ngày càng nhanh, nhờ sự kích thích từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng như những tác động của đại dịch Covid-19.
Dựa trên đặc điểm ngành cũng như ảnh hưởng bên ngoài, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội (NICF) cho biết, các ngành có khả năng dịch chuyển lớn nhất bao gồm da giày, dệt may, lắp ráp điện tử , máy móc thiết bị cơ khí và dịch vụ logistics.
Trong khi đó, dược phẩm, điện tử tiêu dùng và hàng công nghệ đang có động cơ dịch chuyển cao, tuy nhiên quá trình dịch chuyển không dễ dàng do những yêu cầu cao về công nghệ, cơ sở hạ tầng và trình độ nhân lực, đặt ra thách thức cho các quốc gia trong việc thực hiện hóa mục tiêu đón luồng FDI chất lượng cao.
NICF nhận định, thành công trong khống chế dịch bệnh, ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại, vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí lao động rẻ, thị trường nội địa năng động, cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh đang biến Việt Nam trở thành điểm đến sáng giá cho dòng vốn đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, trình độ lao động và công nghệ hạn chế, chi phí lao động có xu hướng tăng nhanh nhưng không tương thích với năng suất lao động cùng thiếu sót về cơ sở hạ tầng là những rào cản trong thu hút vốn vào các ngành thiên về công nghệ và đem lại giá trị gia tăng cao.
Cùng với đó, các ngành công nghiệp phụ trợ cũng chưa thực sự phát triển, hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp khiến Việt Nam khó tận dụng lợi thế từ các dự án FDI, đánh mất lợi nhuận vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Phát triển ngành phụ trợ và vai trò của doanh nghiệp quy mô vừa
Bình luận về những điểm yếu trong cơ chế thu hút FDI, NICF nhận xét, Việt Nam có rất nhiều chính sách miễn giảm thuế, phí như thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất trong nước, tuy nhiên các ngành công nghiệp phụ trợ lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Điều này dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp quốc tế thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam chỉ để lắp ráp và xuất khẩu, tận dụng những ưu đãi cũng như lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại, còn nguồn cung ứng vẫn là các doanh nghiệp nước ngoài
Đồng quan điểm với NICF, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nhận định, Việt Nam đang quá tập trung vào “xây tổ để đón đại bàng”, phần nào bỏ quên doanh nghiệp nội, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kêu gọi rất nhiều làm tổ cho đại bàng nhưng chúng ta đang bỏ quên lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ!
Bà Phạm Chi Lan
Chuyên gia kinh tế cao cấp
Đặc biệt, doanh nghiệp có quy mô vừa sẽ là động lực quan trọng để xây dựng và phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần thu hút những dự án FDI chất lượng, đồng thời gia tăng giá trị tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghệ cao.
“Doanh nghiệp nhỏ quá thì không làm nổi, doanh nghiệp lớn quá lại có lợi ích riêng, do đó nếu muốn phát triển công nghiệp phụ trợ phải dựa vào doanh nghiệp quy mô vừa”, bà Lan lý giải.
Bên cạnh đó, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cũng nhận định, doanh nghiệp nội hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với khu vực FDI nhưng lại đang xảy ra nỗi đau “cố thu hút FDI mà lại để cho doanh nghiệp nội bán tài sản để đi ra nước ngoài”.
Ông Đỗ Thành Trung, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, những vấn đề về tận dụng cơ hội chuyển dịch chuỗi giá trị đã được tính đến trong chiến lược kinh tế xã hội 2021 - 2025.
Theo đó, các bước đi cụ thể đã được Chính phủ xác định và sẽ từng bước thực hiện, bao gồm tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và xây dựng thêm nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.