Leader talk
GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình
Để kinh tế tư nhân trở thành lực đẩy chiến lược, GS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh, Việt Nam cần một cuộc chuyển mình toàn diện từ tư duy đến hành động, khơi dậy niềm tin, phát hiện nhân tài và kiến tạo chiến lược phát triển mang tính thông tuệ.
“Chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể làm được ngày hôm nay, với mong muốn để lại cho thế hệ mai sau không chỉ một thế giới tốt đẹp hơn, mà cả niềm tin và sự cảm phục về ý thức trách nhiệm và sự thông tuệ của thế hệ hôm nay”.
Hai chữ “thông tuệ” trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) vẫn còn vang vọng trong tâm trí GS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore.
“Thông tuệ” không chỉ là sự hiểu biết rộng lớn mà còn là khả năng vận dụng tri thức một cách tinh tế, linh hoạt, có chiều sâu, có tầm nhìn chiến lược.
Lần đầu tiên trong lịch sử, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được đặt ở vị trí trung tâm, được coi là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia thông qua Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Chỉ hai tuần sau đó, nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đã chính thức được Quốc hội thông qua, kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt trong cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

GS.TS Vũ Minh Khương cho rằng, những nỗ lực này trước hết sẽ tạo nguồn cổ vũ, động viên tinh thần rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, để họ xác định hướng đi rõ ràng hơn cho tương lai.
Tuy nhiên, khác với hai cột mốc lịch sử năm 1990 và 1999, khi Nhà nước chủ yếu tập trung hoàn thiện khung pháp lý và tiến hành “cởi trói” cho khu vực kinh tế tư nhân, những nỗ lực hiện nay đòi hỏi phải vượt lên, hướng đến các kiến tạo mang tính thông tuệ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện.
Ba chân kiềng cho kinh tế tư nhân
Việc vừa xóa bỏ định kiến, vừa nâng kinh tế tư nhân lên một tầm cao mới ở vị trí trung tâm là một bước chuyển mang tính cách mạng về mặt tư duy. Điều đó không chỉ thể hiện bằng nghị quyết mà cần có sự ủng hộ và thôi thúc doanh nghiệp phát triển xứng tầm, xứng đáng với trọng trách. Để doanh nghiệp tư nhân thật sự vươn mình cùng đất nước vào kỷ nguyên mới, vị giáo sư nhấn mạnh ba vấn đề then chốt.
Một là lòng tin, được vận hành như một điệu valse, lòng tin đòi hỏi sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng giữa hai phía. Không chỉ lòng tin của chính quyền đặt vào kinh tế tư nhân như một bước ngoặt mà còn là niềm tin từ khối kinh tế tư nhân vào chính quyền. Bên cạnh đó còn là niềm tin của cả xã hội vào kinh tế tư nhân với vai trò nòng cốt để phát triển đất nước.
Những biện pháp như xử phạt giao thông nghiêm khắc, miễn giảm học phí hay thuế chỉ là những nỗ lực vận hành mang tính bước đầu. Điều xã hội kỳ vọng hơn cả là sự quyết tâm trong việc chống hàng giả, hàng nhái để người dân hoàn toàn tin tưởng vào thị trường. Kinh tế tư nhân từ lâu vẫn chịu nhiều định kiến tiêu cực, bị xem là nơi tồn tại sự gian lận và cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ cần một vài hành vi không trung thực dù rất nhỏ cũng đủ làm giảm uy tín của toàn bộ khu vực này.
Do đó, việc đầu tiên là khôi phục và bảo vệ niềm tin với việc xây dựng một môi trường minh bạch, trong sáng, có sự cam kết toàn tâm toàn ý. Những người làm tổn hại đến niềm tin ấy phải được đưa ra ánh sáng và xử lý một cách công khai, minh định. Những ai không xứng đáng mang danh doanh nhân tư nhân chân chính thì không thể tiếp tục hiện diện như thể họ đại diện cho một lực lượng kiến tạo tương lai.
Lịch sử cho thấy, khi khởi sự một sự nghiệp lớn, điều tiên quyết không phải là tiền bạc hay nguồn lực mà chính là lòng tin, được xây dựng và cụ thể hóa bằng những hành động dù là nhỏ nhất. Đó từng là nền tảng để cả dân tộc Việt Nam làm nên kỳ tích Đường Trường Sơn và hôm nay vẫn phải là gốc rễ cho mọi cuộc kiến tạo có tầm vóc.
“Coi doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế thì bộ máy nhà nước phải là đội quân yểm trợ tận tụy như dân quân hỏa tuyến. Không gây rào cản thì đáng mừng, nhưng nếu chỉ dừng ở đó, chúng ta không thể đi xa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu”, GS.TS. Vũ Minh Khương nhấn mạnh.
Trong bối cảnh mới, đội ngũ cán bộ thuộc các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh như thuế, tài chính, đầu tư cần được đặt ra yêu cầu cao hơn. Không chỉ giỏi chuyên môn, họ còn cần tư duy phục vụ, biết đồng hành cùng doanh nghiệp. Ông Khương đề xuất xây dựng một cơ chế đánh giá khách quan và thực chất để chọn đúng người cho đúng vai, tạo chuyển biến thực sự.
Hai là nhân tài, không có nhân tài thì khó làm nên sự nghiệp lớn. Hiện nay, sự phát triển của kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp lớn, với một số gương mặt quen thuộc. Sự hiện diện của họ là điều rất đáng quý và cần được khuyến khích.
Tuy nhiên, đôi khi chính họ lại trở thành lực cản vì nắm giữ quá nhiều nguồn lực nhưng chưa chắc đã phát huy được hiệu quả cao nhất trong bối cảnh đổi thay. Họ thường mang theo những thiên kiến, lối nghĩ cũ. Trong khi đó, quy mô lớn nhất chưa hẳn là đại diện cho xu thế của thời đại, của tương lai.
Trong công cuộc chấn hưng kinh tế tư nhân, Việt Nam cũng cần những hào kiệt thời đại, đặc biệt là những Thánh Gióng dám nghĩ lớn, làm thật và vươn ra thế giới
GS.TS Vũ Minh Khương
Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Đại học Quốc gia Singapore

Vì thế, chỉ dựa vào họ là không đủ. Trong giai đoạn cần bứt phá, điều quan trọng là nhận diện và nuôi dưỡng những nhân tố mới trong khu vực tư nhân. Nhân tài nhiều khi còn đang trong giai đoạn “thai nghén”, chờ cơ hội để bùng nổ. Phải chủ động tìm ra những “Thánh Gióng” của thời đại.
Họ là những người tầm nhìn vượt ra khỏi lối suy nghĩ thông thường, dám đặt câu hỏi lớn và tìm lời giải cho bài toán sống còn của đất nước là làm sao để phát triển kinh tế tư nhân vì một Việt Nam thịnh vượng.
Họ cũng là những người có tinh thần cống hiến và giá trị để lại. Thành công của họ phải truyền cảm hứng và làm cho hình ảnh doanh nhân tư nhân trở nên cao quý, gắn liền với những giá trị cao đẹp chứ không phải là thứ xôi thịt, ăn chơi, mua sắm phô trương. Phải khuyến khích đầu tư hơn đầu cơ, sáng tạo hơn khôn lỏi và quan trọng nhất là khơi dậy khát vọng để lại di sản chứ không chỉ là tài sản.
Cần phải chủ động “căng mắt đại bàng” để tìm kiếm, thậm chí cần có cơ chế đặt hàng và trao cơ hội. Ông Khương hy vọng, các nhà lãnh đạo đất nước cần có những khoảnh khắc thực sự rung động khi gặp một nhân tố mới nào đó mà thốt lên ‘Đây rồi, một nhân tài thực thụ!’ Chỉ khi những khoảnh khắc ấy diễn ra thường xuyên, niềm tin mới lan tỏa và thế hệ trẻ tài năng mới tự tin bước ra.
“Nguyễn Trãi từng viết, tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có. Trong công cuộc chấn hưng kinh tế tư nhân, Việt Nam cũng cần những hào kiệt thời đại, đặc biệt là những Thánh Gióng dám nghĩ lớn, làm thật và vươn ra thế giới”, ông Khương nhấn mạnh.
Ba là tính thực tế chiến lược. Muốn đi xa, không thể chỉ chạy theo nắm bắt cơ hội mà phải có chiến lược rõ ràng với tính thực tiễn cao, xác định thấu đáo thách thức cốt tử và phương cách vượt qua và biến chúng thành nguồn động lực xây dựng sức mạnh đặc thù. Khi đó, cả cơ hội và thách thức đều trở thành nguồn lực tạo nên sức mạnh nội sinh; càng nỗ lực hành động, càng mạnh mẽ và tiến nhanh hơn về phía trước.

Đổ nguồn lực vào những hướng thiếu cân nhắc như cạnh tranh làm ô tô và các siêu dự án mà mình không có thể mạnh đặc biệt trong một sân chơi toàn cầu khốc liệt thì rất khó tạo đột phá.
Trong khi đó, nó sẽ làm chúng ta mất đi nguồn lực để tập trung cho những dự án sống còn như hệ thống điện quốc gia, mạng lưới đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội, và vươn lên làm chủ các ngành công nghiệp cốt lõi như bán dẫn, thiết bị bay không người lái, tuabin gió ngoài khơi.
Tư nhân nếu không định vị được chiến lược đúng, không tạo ra giá trị thực chất, không góp phần giải bài toán lớn của quốc gia thì sẽ lạc khỏi dòng chảy chính của thời đại. Một chiến lược tốt không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển mà còn tạo được sức cộng hưởng, kết nối được tinh hoa và nguồn lực trong dân tộc.
Thời khắc bùng nổ
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nghị quyết 68 đang kích hoạt những thay đổi chưa từng có
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích những tín hiệu tích cực từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kỳ vọng vào bước chuyển thực chất của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Thế giới đang chuyển pha và ngã rẽ lịch sử của Việt Nam
Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ tiếp tục tư duy phát triển như cũ, chúng ta sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Nhưng nếu biết “đổi pha” đúng lúc, đây có thể là khởi đầu cho một thời kỳ phục hưng mới.
Cuộc chơi thuế đối ứng của Mỹ và con đường cho Việt Nam
Mỹ đã châm ngòi cuộc chơi thuế đối ứng bằng truyền thông, Việt Nam cần tính toán đường đi để giữ vững xuất khẩu và tránh rủi ro thương mại.
Doanh nhân Phan Minh Thông: Cần kiên trì, kiên nhẫn với doanh nghiệp tư nhân
Theo Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông, doanh nghiệp tư nhân không chỉ cần sự trân trọng và niềm tin toàn diện, mà còn cần cả những chính sách dài hạn, dễ tiếp cận và dễ thực thi.
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nghị quyết 68 đang kích hoạt những thay đổi chưa từng có
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích những tín hiệu tích cực từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kỳ vọng vào bước chuyển thực chất của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bkav Nguyễn Tử Quảng: Cần 'Khoán 10' trong khoa học công nghệ
Nếu thực sự có một 'Khoán 10' trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giống như những gì đã làm với nông nghiệp, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
VNG bổ nhiệm tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
Công ty CP VNG vừa bổ nhiệm ông Kelly Yin Hon Wong làm tổng giám đốc từ ngày 20/5, thay thế ông Lê Hồng Minh.
GS.TS Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân cần nhiều 'Thánh Gióng' để vươn mình
Để kinh tế tư nhân trở thành lực đẩy chiến lược, GS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh, Việt Nam cần một cuộc chuyển mình toàn diện từ tư duy đến hành động, khơi dậy niềm tin, phát hiện nhân tài và kiến tạo chiến lược phát triển mang tính thông tuệ.
Thaco Auto tung ưu đãi đặc biệt chào hè
Thaco Auto triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng loạt quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng mua xe Kia, Mazda.
CFO Việt Nam ra mắt CFO VSIP
CFO VSIP trực thuộc Câu lạc bộ giám đốc tài chính Việt Nam sẽ hỗ trợ các hội viên cập nhật xu hướng thị trường, công nghệ và những thay đổi của luật pháp.
CaraWorld khởi tạo sức sống đô thị và dòng tiền đầu tư tại Bãi Dài - Cam Ranh
Công viên biển CaraBeach như một trái tim sự kiện, thể thao, giao thương, định hình phong cách sống mới và góp phần khởi tạo giá trị kinh tế tại Siêu đô thị biển CaraWorld.
Tòa án giữ nguyên phán quyết, Coteccons phải trả gần 170 tỷ đồng cho Ricons
Vụ tranh chấp của Coteccons và Ricons bắt nguồn từ các khoản công nợ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tại các dự án Regina ở Hải Phòng và Hưng Yên.
Xóa bỏ thuế khoán: Thách thức lớn với 5 triệu hộ kinh doanh
Chủ trương xóa bỏ thuế khoán, thay bằng mô hình doanh nghiệp và hình thức nộp thuế kê khai minh bạch, đang đặt ra không ít thách thức cho các hộ kinh doanh hiện tại.