Phát triển bền vững
Cơ hội hàng nghìn tỷ đô từ thị trường hydro xanh
Các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam sẽ có lợi thế trong việc sản xuất hydro xanh mang lại giá trị nhiều tỷ đô mỗi năm.
Với việc hỗ trợ chuyển hydro sạch trở thành nguồn năng lượng bền vững và đáng tin cậy, thị trường này dự kiến sẽ dẫn đầu về giá trị trong việc trao đổi mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng vào năm 2030. Nhận định này được đưa ra trong báo cáo "Hydro xanh: Tiếp sức cho lộ trình đạt phát thải ròng bằng không. Triển vọng hydro xanh toàn cầu năm 2023 của Deloitte" do Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững Deloitte (DCSP) phát hành.
Được tạo ra bằng cách sử dụng dòng điện chạy bằng năng lượng tái tạo để tách các nguyên tử hydro từ các phân tử nước, hydro xanh sẽ giúp tạo động lực tăng trưởng. Các nhà lãnh đạo toàn cầu có thể nắm bắt những cơ hội hydro xanh mang lại để đẩy nhanh quá trình giảm phát thải carbon khi thực hiện các khoản đầu tư vào tăng trưởng bền vững.
Theo Deloitte, mức tăng trưởng của thị trường hydro xanh đóng vai trò quan trọng với các nền kinh tế công nghiệp hóa. Với các nước đang phát triển, hydro sạch còn mang đến cơ hội tăng trưởng bền vững, có thể chiếm gần 70% thị trường trị giá 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2050, nếu khoản đầu tư vào lĩnh vực này thực sự đáng kể và đúng mục tiêu.
Việc giảm thải carbon trong các lĩnh vực khó thực hiện như sản xuất thép, hóa chất, hàng không và vận tải đường biển có thể sẽ cần sử dụng lượng hydro tăng gấp 6 lần trên toàn cầu, lên tới gần 600 triệu tấn vào năm 2050.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hydro sạch có thể giúp giảm tới 85 gigaton lượng khí thải CO2 tích lũy vào năm 2050, gấp đôi lượng phát thải CO2 toàn cầu vào năm 2021. Hơn nữa, khác với hydro xanh lam, giá hydro xanh không có mối tương quan trực tiếp với giá khí đốt tự nhiên – đây sẽ là giải pháp bảo vệ trước những biến động gần đây ở châu Âu và châu Á.
Ông David Hill, Tổng giám đốc Deloitte khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, hydro sạch có tiềm năng mang đến cơ hội cho các quốc gia đang phát triển trong việc đẩy nhanh tiến trình đến một tương lai phát thải thấp, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Với sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng giao thông đa dạng, thương mại liên vùng là chìa khóa giúp mở ra toàn bộ tiềm năng của thị trường hydro sạch. Các khu vực hiện có thể sản xuất hydro ở mức chi phí cạnh tranh cùng sản lượng vượt nhu cầu trong nước đã tự định vị là đơn vị xuất khẩu hydro trong tương lai.
Theo Deloitte, đến năm 2050, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ nắm giữ hơn 65% thị trường này và 15% doanh thu sẽ tích lũy ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo cũng dự đoán đến năm 2050, thương mại liên vùng sẽ đạt 280 tỷ USD trong số 1,4 nghìn tỷ USD quy mô thị trường hydro toàn cầu. Trong đó, quy mô thị trường châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 645 tỷ USD vào năm 2050, bao gồm khoảng 110 tỷ USD thương mại liên vùng.
ÔngWill Symons, Lãnh đạo phát triển bền vững & quản trị biến đổi khí hậu của Deloitte châu Á - Thái Bình Dương cho biết, việc chuyển đổi hydro sạch có thể hỗ trợ tới 1,5 triệu việc làm mỗi năm ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ năm 2030 đến 2050, phần lớn những việc làm này sẽ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ông cho rằng, bên cạnh những lợi ích rõ ràng về kinh tế và khí hậu, thị trường hydro sạch ở khu vực này sẽ giúp tăng cường sự tự chủ và an ninh năng lượng.
Cũng theo Deloitte, phần lớn các khoản đầu tư vào chuỗi cung ứng là cần thiết để tối ưu hóa giá trị toàn cầu của hydro sạch. Ước tính, 9 nghìn tỷ USD là con số đầu tư tích lũy cần thiết trong chuỗi cung ứng hydro sạch toàn cầu để giúp đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không (net-zero) vào năm 2050, bao gồm 3,1 nghìn tỷ USD ở các nền kinh tế đang phát triển.
Châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư 150 tỷ USD trung bình mỗi năm để đáp ứng nhu cầu đầu tư trung bình toàn cầu là 375 tỷ USD. Doanh thu từ xuất khẩu hydro sạch giúp các nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch ngày nay bù đắp doanh thu giảm từ dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá.
Để giúp nền kinh tế hydro sạch mở rộng quy mô, phát triển mạnh và công bằng để đáp ứng nhu cầu dự kiến, báo cáo của Deloitte khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách tập trung vào ba yếu tố chính.
Một là đặt nền tảng thị trường thông qua việc đưa ra các chiến lược quốc gia và khu vực để xây dựng uy tín cho thị trường, phát triển quy trình chứng nhận vững mạnh và công bằng cho hydro sạch để giúp đảm bảo tính minh bạch và phối hợp quốc tế nhằm hỗ trợ giảm thiểu xung đột chính trị và thúc đẩy một sân chơi bình đẳng.
Hai là thúc đẩy hành động với việc thiết lập các mục tiêu và/hoặc thị trường rõ ràng cho các sản phẩm có nguồn gốc hydro sạch và đưa ra các công cụ cụ thể nhằm giúp giảm chênh lệch chi phí giữa các công nghệ sạch và công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ các doanh nghiệp tích hợp hydro sạch vào chuỗi giá trị của họ.
Balaf bảo đảm khả năng duy trì lâu dài. Đa dạng hóa chuỗi giá trị - từ các đối tác thương mại đến các nhà cung cấp nguyên liệu thô - để giúp ngăn chặn các điểm tắc nghẽn tốn kém trong quá trình chuyển sang sử dụng hydro sạch, đặc biệt tập trung cải thiện thiết kế cơ sở hạ tầng để vận chuyển hiệu quả hơn và lưu kho hàng hóa hydro sạch.
Ba lưu ý trong phát triển hydro tại Việt Nam
Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh
Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.
TH kiên tâm trên con đường kinh tế xanh
“Giảm nhựa là sống thông minh, sống tiết kiệm hơn hẳn rồi” - ông Nguyễn Văn Năng, Giám đốc Nhà máy Nước tinh khiết, Thảo dược và Hoa Quả Núi Tiên, một đơn vị trực thuộc tập đoàn TH chia sẻ. Hơn ai hết, ông và đồng nghiệp của mình luôn tự hào khi được làm việc, cống hiến tại một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, với tôn chỉ kinh doanh sản xuất phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và vì sức khỏe cộng đồng.
Nhận thức sẽ quyết định hành động chuyển đổi xanh ở mỗi doanh nghiệp
Net Zero không phải là một cuộc chơi xa xỉ của những “người giàu” mà là trách nhiệm và cả quyền lợi của từng cá nhân, doanh nghiệp, đi từ nhận thức về một tương lai xanh và bền vững hơn.
Bí quyết cho nền nông nghiệp xanh
Canh tác nông nghiệp bền vững là chìa khóa đưa nông sản Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần tại những thị trường khó tính.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.