Phát triển bền vững

Cơ hội tài chính từ thực hành phát triển bền vững

Phạm Sơn Thứ năm, 18/05/2023 - 18:43

Doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn vay, vốn đầu tư cũng như tự tạo ra dòng tiền, lợi nhuận, góp phần ổn định hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.

Hiện nay, nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn khi các động lực tăng trưởng mờ nhạt, cung tiền của nền kinh tế ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp đang rất cần tiếp cận với các nguồn vốn vay, vốn đầu tư để duy trì hoạt động, cố gắng “sống sót”.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận vốn vay, bởi một số tổ chức tín dụng, đơn cử như HDBank, đang chú trọng dành những ưu tiên và ưu đãi cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí ESG.

Cơ hội tài chính từ thực hành phát triển bền vững
Ông Bùi Xuân Hương tại Hội nghị "Các nhà khoa học trẻ và mục tiêu phát triển bền vững". Ảnh: Giang Huy/VnE

Ông Bùi Xuân Hương, Phó giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp của HDBank, cho biết, trong thời gian 3 – 5 năm vừa qua, ngân hàng này là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư cho các dự án mang tính bền vững như năng lượng tái tạo, điện mặt trời và đang có ý định mở rộng đầu tư, cho vay vốn đối với các dự án điện gió ngoài khơi.

Song song với đó, với bộ phận chuyên trách về ESG, HDBank cũng sẵn sàng từ chối những dự án, những doanh nghiệp có thể gây ra rủi ro cho môi trường và xã hội.

Từ phía một quỹ đầu tư, ông Vũ Chí Công, Giám đốc Quỹ đầu tư VinaCapital, cũng khẳng định cơ hội vốn sẽ rộng mở đối với doanh nghiệp phát triển bền vững. Ông Công nhấn mạnh, VinaCapital đánh giá cao doanh nghiệp chủ động thực hành ESG thông qua những hành động thiết thực như tối ưu hóa nguyên vật liệu, năng lượng; thúc đẩy tái chế, tái sử dụng…

Giám đốc ESG của VinaCapital cho biết, các quỹ đầu tư trước đây chủ yếu chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến lợi nhuận, dòng tiền. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG càng trở nên cấp thiết, các quỹ bắt đầu thực hành đánh giá những rủi ro doanh nghiệp có thể gây ra cho môi trường cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho vấn đề phát triển bền vững như thế nào, lấy đó làm tiêu chí quan trọng để xem xét đầu tư.

Cơ hội tài chính từ thực hành phát triển bền vững 1
Ông Vũ Chí Công tại hội nghị "Các nhà khoa học trẻ vì mục tiêu phát triển bền vững". Ảnh: Giang Huy/VnE

Không chỉ vốn từ quỹ đầu tư mà các nguồn vốn nước ngoài, đơn cử như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các quốc gia đang phát triển cũng đang vận hành theo xu thế này. Do đó, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao ý thức, thực tiễn hóa tầm nhìn bền vững để chớp lấy cơ hội.

Bên cạnh những nguồn vốn vay, vốn đầu tư, TS. Lương Quang Huy, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, chỉ ra, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tạo ra lợi nhuận khi tham gia thực hành các mục tiêu phát triển bền vững, dễ thấy nhất là mục tiêu cắt giảm khí thải carbon.

Lấy đơn cử như thị trường carbon, ông Huy đánh giá, thị trường này đang “tạo ra một tiền tệ mới”, vừa đẩy nhanh tiến trình giảm khí nhà kính, vừa giúp doanh nghiệp kiếm thêm lợi nhuận. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước, tiêu biểu là VinFast, đang đầu tư tìm hiểu, tiếp cận với tiến trình carbon, “đang đi rất nhanh” và tạo ra tính cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Đây là cơ hội chung cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bởi những vấn đề, nguyên tắc cơ bản của phát triển thị trường carbon đã được Bộ Tài nguyên và môi trường dự kiến đưa vào luật. Dự kiến, đến năm 2025 hoặc muộn nhất là 2027, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được vận hành tại Việt Nam.

TS. Ngô Thị Thúy Hường, Trường đại học Phenikaa, cho biết, từng có nhiều ý kiến cho rằng 2 khái niệm “phát triển” và “bền vững” không thể song hành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thực hành phát triển bền vững theo tiêu chí ESG hay theo 17 mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs), doanh nghiệp là bên được lợi nhiều nhất.

“Khi sản phẩm của doanh nghiệp được gắn mác bền vững thì người dân sẽ đón nhận, từ đó giúp tiêu thụ được nhiều hơn”, bà Hương lý giải.

Đồng quan điểm, ông Công bổ sung, từ thực tiễn của VinaCapital có thể thấy vai trò lớn của thực hành ESG trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, VinaCapital đã từng đầu tư vào một số doanh nghiệp nhựa có mô hình kinh doanh tương đối tốt nhưng mô hình quản trị chưa phù hợp. Sau một thời gian, được hỗ trợ quản lý dòng tiền, cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng bền vững hơn, những doanh nghiệp này đều hoạt động rất trơn tru và đem về hiệu quả kinh doanh đột phá. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội từ thị trường vốn ESG nghìn tỷ USD

Đừng bỏ lỡ cơ hội từ thị trường vốn ESG nghìn tỷ USD

Phát triển bền vững -  1 năm

ESG dần trở thành một phần bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn nhận vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia khác. Nguồn vốn ESG được dự báo sẽ tăng đến gần 40 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

ESG là thách thức hay cơ hội?

ESG là thách thức hay cơ hội?

Phát triển bền vững -  1 năm

Thực hành ESG một cách phù hợp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tạo ra lợi nhuận bền vững, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh với những doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên tiến trên thế giới.

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Phát triển bền vững -  1 năm

Tôm là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng của sản lượng tôm, lượng phụ phẩm bao gồm đầu và vỏ tôm cũng ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới con số gần 1 nghìn tấn mỗi ngày.

ESG – Đã đến lúc tư nhân phải biến ý định thành hành động

ESG – Đã đến lúc tư nhân phải biến ý định thành hành động

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Mặc dù nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có kế hoạch và cam kết ESG, các doanh nghiệp vẫn cần thêm các chiến lược hành động cụ thể để tạo ra kết quả hữu hình, thay vì chỉ dừng lại ở “ý định tốt”, theo PwC.

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

Bất động sản -  10 giờ

Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Leader talk -  13 giờ

Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.

CT Group tri ân các thầy cô giáo

CT Group tri ân các thầy cô giáo

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Doanh nghiệp -  14 giờ

Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Tài chính -  16 giờ

Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Tài chính -  17 giờ

Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.