Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Tôm là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng của sản lượng tôm, lượng phụ phẩm bao gồm đầu và vỏ tôm cũng ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới con số gần 1 nghìn tấn mỗi ngày.
Từ những năm 1990, bà con miền Tây đã biết cách sử dụng đầu tôm để chiết xuất chitin. Tuy nhiên, phương pháp chiết xuất chitin thủ công tiêu tốn nhiều nước sạch, đầu ra không được bao nhiêu, phụ phẩm sau quá trình chiết xuất không giảm bớt đáng kể, tiếp tục bị thải bỏ ra môi trường.
Hình ảnh người nông dân “mặc mỗi cái quần xà lỏn, đi chân đất” để phơi đầu tôm giữa trời nắng, hay những bãi vỏ tôm bị đổ trộm dưới sông, dù đã cách đây cả chục năm, vẫn in đậm trong ký ức ông Phan Thanh Lộc.
16 năm sinh sống, làm việc tại nước ngoài, với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn chiến lược và quản lý chuỗi cung ứng cho các công ty đa quốc gia, tuy nhiên, phải đến khi về nước, chứng kiến thực trạng về phụ phẩm con tôm, vị doanh nhân mới thực sự nhận thức được tầm quan trọng của thực hành phát triển bền vững đối với môi trường cũng như sinh kế của bà con nông dân.
Cộng thêm lời khuyên của một vị chuyên gia nước ngoài về thủy sản, rằng “nếu chế biến được phụ phẩm, con tôm Việt Nam sẽ bán được giá cao hơn nữa”, ông Lộc thành lập Công ty CP Việt Nam Food, chuyên thu gom và xử lý sản phẩm “đồng hành từ tôm”.
Với tầm nhìn “phụ phẩm ngày hôm nay chính là tài nguyên ngày mai”, Việt Nam Food đề ra chiến lược khai thác triệt để những chất dinh dưỡng còn sót lại trong đầu, vỏ tôm, thay vì chỉ sấy rồi nghiền ra như nhiều doanh nghiệp khác. Từ đó, ông Lộc đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển (R&D) và trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam có thể biến phụ phẩm trở thành thức ăn cho người, chưa kể đến những ứng dụng khác của phụ phẩm tôm như thức ăn chăn nuôi, dược liệu…
Năm 2019, Việt Nam Food cũng vinh dự là doanh nghiệp châu Á đầu tiên nhận giải thưởng Food Ingredients Award ở hạng mục Dinh dưỡng cho tương lai, một sân chơi về công nghệ thực phẩm tưởng chừng chỉ dành cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu.
Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm, theo nhận xét của ông Lộc, là ngành “hầu như không có lợi thế cạnh tranh”, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của sản xuất và tiêu dùng bền vững. Lý do quyết tâm dấn thân vào lĩnh vực đầy thách thức như vậy được vị chủ tịch lý giải đơn giản chỉ là “những ai lo cho người dân, những ai có cái tâm sáng đều sẽ làm”.
Cái “tâm sáng” muốn góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân cũng là cảm hứng và động lực để bà Nguyễn Thị Kim Thoa thành lập Công ty CP Sản xuất thương mại Abavina, mô hình hỗ trợ bà con canh tác nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và chất lượng dựa trên những điều kiện sẵn có.
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Abavina đã cùng với bà con nông dân xây dựng những tiêu chuẩn, quy trình canh tác nông nghiệp bền vững, thuận tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng nông sản nhưng không gây hại cho thiên nhiên. Giá bán nông sản của Abavina cao hơn từ 2 – 3 lần, tiêu thụ ổn định qua các đối tác có yêu cầu cao về chất lượng đầu vào.
Không chỉ giám sát việc thực thi đối với các nông hộ, những tiêu chuẩn, quy trình ấy còn được Abavina công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, được khách hàng và người tiêu dùng đón nhận.
Mô hình của Abavina không lớn nhưng giúp cộng đồng địa phương giải quyết được nhiều vấn đề về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Đây cũng chính là lý do giúp Abavina được Bộ Kế hoạch và đầu tư lựa chọn trở thành 1 trong số 15 mô hình điển hình thực hiện hiệu quả 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) theo chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Những sản phẩm thuần Việt, chất lượng cao như của Abavina hay Việt Nam Food là những tiêu chí được ưu tiên lựa chọn phân phối trong chuỗi bán lẻ của Liên hiệp Hợp tác xã Mua bán TP.HCM (Saigon Co.op).
Trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, ông Huỳnh Thanh Tuấn, Giám đốc Quản lý chất lượng của Saigon Co.op, cho biết, là một chuỗi siêu thị thuần Việt, hoạt động theo mô hình hợp tác xã, Saigon Co.op luôn đặt lên cao trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Chính vì vậy, không chỉ đồng hành với cộng đồng, Saigon Co.op còn là đơn vị tiên phong triển khai những sáng kiến phát triển bền vững, bắt đầu chỉ với những hoạt động ccown giản như tuyên truyền thay đổi hành vi khách hàng, phát động ngày không dùng túi nylon, sử dụng lá chuối thay cho bao bì nhựa hay xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ cho toàn bộ hệ thống siêu thị.
Đến hiện tại, Saigon Co.op tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp triển khai các hoạt động phát triển bền vững theo tiêu chuẩn ESG với lộ trình rõ ràng. Ông Tuấn khẳng định, Saigon Co.op sẽ ưu tiên doanh nghiệp có thực hành tốt, hỗ trợ doanh nghiệp có trách nhiệm để kết nối với người tiêu dùng.
Nói về những nỗ lực triển khai ESG của cộng đồng doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho biết, ESG đang là xu thế tất yếu trên toàn thế giới và cũng là điều bắt buộc đối với doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – điểm nóng về những tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể, khoảng 10 năm trở lại đây, mô hình phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long đang trở nên lỗi thời khi tỷ trọng GRDP trên GDP cả nước liên tục sụt giảm, có thời điểm số lượng doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng kinh doanh còn cao hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Điều đó đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải tìm được hướng đi mới, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Bà Linh khẳng định, phát triển bền vững là con đường ngắn nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy, thực hành ESG hiện nay là điều bắt buộc chứ không chỉ còn là lựa chọn của doanh nghiệp.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.