Sở hữu trí tuệ

Công cụ không thể thiếu để loại trừ xung đột nhãn hiệu

Hường Hoàng Chủ nhật, 22/05/2022 - 17:00

Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có nhiều công cụ để kiểm tra xem nhãn hiệu của doanh nghiệp mình có xung đột với bất kỳ nhãn hiệu nào đã được bảo hộ hay không. Một trong những công cụ không thế thiếu trong số đó là hoạt động tra cứu nhãn hiệu.

Tra cứu nhãn hiệu là hoạt động sơ bộ giúp doanh nghiệp tránh xung đột nhãn hiệu (Ảnh: Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo)

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải thực hiện tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác. Việc này nhằm bảo đảm rằng nhãn hiệu mà bạn dự định sử dụng chưa được cấp văn bằng bảo hộ đối với sản phẩm trùng hoặc tương tự của bất kỳ công ty nào khác. Khi tra cứu nhãn hiệu, ngoài thị trường bản địa, doanh nghiệp cũng nên tra cứu cả ở những nước xuất khẩu tiềm năng, nhằm tránh nguy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác sau này.

Việc tra cứu nhãn hiệu có thể do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ của một đại diện sở hữu công nghiệp bất kỳ. Doanh nghiệp cũng có thể tiến hành việc tra cứu thông qua cơ quan cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc gia (miễn phí hoặc phải nộp một khoản phí) hoặc thông qua một cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu thương mại.

Cho dù chọn hình thức nào thì doanh nghiệp cũng nên lưu ý rằng việc tra cứu nhãn hiệu chỉ có tính sơ bộ. Thật khó để bảo đảm rằng doanh nghiệp đã lựa chọn được một nhãn hiệu không “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trong thời gian hiệu lực.

Đó là lý do tại sao sự tư vấn và hướng dẫn của một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp đã quen với hoạt động của cơ quan nhãn hiệu và những quyết định của tòa án là cực kỳ hữu ích.

Tuy nhiên, trước khi liên hệ với tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm tra xem cơ quan cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc gia (hoặc công ty cung cấp dịch vụ thông tin nhãn hiệu) có cơ sở dữ liệu nhãn hiệu trực tuyến miễn phí để có thể tự tiến hành tra cứu sơ bộ hay không. Danh mục các cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu có tại trang web của WIPO tại địa chỉ: http://ecommerce.wipo.int/databases/trademark.

Nhãn hiệu được chia thành các “nhóm” theo hàng hóa và dịch vụ để tiện phân biệt ( Doanh nghiệp có thể hiểu thêm về hệ thống phân loại nhãn hiệu quốc tế tại trang www.wipo.int/classifications/en/nice/about). Do đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu làm quen với 45 nhóm nhãn hiệu khác nhau trong quá trình tra cứu nhãn hiệu.

Nhóm nhãn hiệu

Ở hầu hết các nước, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải chỉ rõ loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu và chia chúng vào các “nhóm” được đề cập đến trong hệ thống phân loại nhãn hiệu quốc tế.

Dữ liệu về các nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ sẽ được lưu trữ theo từng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác nhau theo thứ tự trong hệ thống phân nhóm nhãn hiệu. Điều này tạo thuận lợi lớn cho việc truy vấn thông tin. Doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu ở tất cả các nhóm mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu.

Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Ni-xơ (NICE) là bảng phân loại hàng hóa được sử dụng rộng rãi nhất, với 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.

Ví dụ về phân nhóm nhãn hiệu

Sản phẩm được phân loại như thế nào? Lấy ví dụ, nếu công ty của bạn sản xuất dao và nĩa thì đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn phải được chuẩn bị cho nhóm hàng hóa tương ứng là nhóm 8. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán các dụng cụ nhà bếp khác (như đồ chứa, chảo hoặc nồi) với cùng nhãn hiệu, bạn sẽ phải đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng hóa tương ứng là nhóm 21.

Ở một số nước, doanh nghiệp sẽ phải nộp đơn đăng ký riêng biệt cho mỗi nhóm sản phẩm, trong khi ở một số nước khác, doanh nghiệp có thể nộp một đơn đăng ký duy nhất cho nhiều nhóm khác nhau.

Yêu cầu về sử dụng

Thông thường, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi sử dụng nhãn hiệu trên thị trường để thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhưng ở một số nước (ví dụ như Hoa Kỳ), trước khi doanh nghiệp đệ trình chứng cứ về việc sử dụng, cơ quan có thẩm quyền sẽ không cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu một cách chính thức.

Hơn nữa, sau khi được cấp bằng bảo hộ, nếu một nhãn hiệu không được sử dụng trong một thời hạn nhất định (thường là từ 3 đến 5 năm sau khi đăng ký), quyền được độc quyền bảo hộ của nhãn hiệu đó sẽ bị hủy bỏ. Quy định này nhằm bảo đảm rằng, đăng ký được thực hiện với ý định sử dụng nhãn hiệu thực tế trên thị trường mà không phải chỉ đơn thuần là vì mục đích ngăn chặn người khác sử dụng.

Biểu tượng của nhãn hiệu

Nhiều công ty sử dụng những biểu tượng, dấu hiệu như ®, TM, SM, MD (viết tắt của từ marque deposeé trong tiếng Pháp) hoặc MR (viết tắt của từ marca registrada trong tiếng Tây Ban Nha) hoặc các biểu tượng tương đương bên cạnh nhãn hiệu với mục đích thông báo cho người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh rằng từ ngữ, lôgô hoặc dấu hiệu đó là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

Việc sử dụng các biểu tượng này là không bắt buộc và nhìn chung là không tạo ra sự bảo hộ pháp lý mạnh hơn cho nhãn hiệu. Những biểu tượng này chỉ là một cách thức thuận tiện để thông báo cho người khác rằng dấu hiệu đó là nhãn hiệu, qua đó cảnh báo những người xâm phạm và những đối tượng có tiềm năng làm hàng giả.

Biểu tượng ®, MD và MR được sử dụng khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. TM thể hiện rằng dấu hiệu đó là nhãn hiệu hàng hóa và SM đôi khi được sử dụng cho nhãn hiệu dịch vụ.

Sử dụng trong quảng cáo

Nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ dưới dạng một biểu trưng (logo) với thiết kế hoặc kiểu chữ đặc trưng thì cần bảo đảm rằng dù ở bất kỳ đâu, nhãn hiệu cũng phải được thể hiện dưới hình thức được đăng ký một cách chính xác.

Phải kiểm tra và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu một cách chặt chẽ vì điều này rất quan trọng đối với hình ảnh các sản phẩm của công ty bạn. Việc tránh sử dụng nhãn hiệu dưới dạng một động từ hoặc danh từ cũng là rất quan trọng để khách hàng không cho rằng nhãn hiệu là thuật ngữ phổ biến.

Một nhãn hiệu dùng cho nhiều sản phẩm

Tùy thuộc vào chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp có thể quyết định sử dụng một nhãn hiệu cho một số sản phẩm hay tất cả các sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp cần phải củng cố thương hiệu mỗi khi giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, hoặc sử dụng nhãn hiệu khác nhau cho các dòng sản phẩm khác nhau.

Khi doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu hiện tại cho sản phẩm mới, sản phẩm đó hưởng lợi từ hình ảnh và uy tín vốn có của nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu dòng sản phẩm mới đang hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu (ví dụ, trẻ em, thanh niên), doanh nghiệp nên cân nhắc việc tạo dựng một nhãn hiệu hoặc thương hiệu khác phù hợp với sản phẩm mới. Nhiều công ty lựa chọn phương án sử dụng nhãn hiệu mới có liên hệ với nhãn hiệu hiện có.

Tùy vào chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách thức khác nhau để sử dụng nhãn hiệu cho phù hợp. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng nên bảo đảm rằng tất cả các chủng loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ (sẽ) sử dụng nhãn hiệu đó đều phải được đăng ký.

Sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu?

Sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu?

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng rõ ràng, đây là một hiểu lầm lớn.

Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế

Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.

Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu

Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  27 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.