Diễn đàn quản trị
Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế
Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.

Hầu hết quốc gia trên thế giới đều có pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Qua nhiều năm, pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể. Ngày nay, hầu hết các nước đều ban hành pháp luật bảo hộ các loại hình chính của quyền sở hữu trí tuệ. Các loại hình này bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan.
Hai trụ cột chính của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế là Công ước Paris và Công ước Berne lần lượt được thông qua vào các năm 1883 và 1886. Tiếp đó, nhiều điều ước quốc tế khác cũng đã được thông qua nhằm đảm bảo rằng hệ thống sở hữu trí tuệ phù hợp với các xu hướng và giá trị hiện tại.
Năm 1995, việc các hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới có hiệu lực đã làm cho pháp luật về sở hữu trí tuệ của các thành viên WTO được hài hoà sâu sắc hơn khi mà tất cả thành viên (146 thành viên tínhđến tháng 11/2003) đã phê chuẩn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, gọi tắt là hiệp định TRIPS. Trong đó, thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc bảo hộ một số loại quyền sở hữu trí tuệ chính.
Trong những năm gần đây, công nghệ mới liên tục đặt ra những thách thức mới cho hệ thống này. Tuy mỗi nước giải quyết những thách thức này theo cách thức có khác nhau thì ngày càng có nhiều nỗ lực được thực hiện để bảo đảm quá trình hài hoà hoá luật pháp tiếp tục diễn ra.
Ví dụ, Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO và Hiệp ước về ghi âm và biểu diễn của WIPO (được gọi chung là các hiệp ước Internet) đã có hiệu lực lần lượt vào tháng 3 và tháng 5/2002. Đây là những hiệp ước tạo ra nền tảng để bảo vệ lợi ích của các nhà sáng tạo trên môi trường mạng, giúp cho các nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà văn, người biểu diễn và nhà sản xuất các bản ghi âm/ghi hình có thể yên tâm sử dụng internet để sáng tạo, phân phối và quản lý việc sử dụng tác phẩm của họ trong môi trường kỹ thuật số.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là có những khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ ở các nước hay khu vực khác nhau. Tốt hơn hết, WIPO cho rằng, các doanh nghiệp nên tìm hiểu về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan hoặc xin tư vấn của luật sư sở hữu trí tuệ để tìm hiểu thêm về hệ thống sở hữu trí tuệ ở nước mà doanh nghiệp quan tâm.
Địa chỉ tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm thông tin về các quy định và thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ ở một quốc gia là tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của nước đó. Cơ quan sở hữu trí tuệ thường là một cơ quan của chính phủ và thường thuộc sự quản lý của một bộ nhất định.
Trong khi ở một số nước chỉ có duy nhất một cơ quan sở hữu trí tuệ quản lý tất cả các quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ như Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia Singapore, ở nhiều nước khác có cơ quan quyền sở hữu công nghiệp, thường được gọi là cơ quan sở hữu công nghiệp, và một cơ quan riêng chịu trách nhiệm quản lý quyền tác giả và quyền liên quan.
Ở nhóm nước thứ ba, việc cấp bằng độc quyền sáng chế và đăng ký nhãn hiệu thuộc nhiệm vụ của các cơ quan khác nhau. Thông tin liên hệ của tất cả cơ quan sở hữu trí tuệ, kể cả các cơ quan sở hữu công nghiệp và cơ quan quyền tác giả, có thể tìm thấy được trên trang web của WIPO.
Các tổ chức đại diện và luật sư sở hữu trí tuệ cũng có thể là một nguồn thông tin và tư vấn hữu ích về các vấn đề sở hữu trí tuệ. Các tổ chức đại diện cho khách hàng trong quá trình nộp đơn và/hoặc bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong trường hợp có tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Nhiều nước yêu cầu các công ty nước ngoài phải sử dụng các đại diện sở hữu trí tuệ của nước sở tại trong quá trình đăng ký sáng chế hay nhãn hiệu.
Doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc gia để có những thông tin chi tiết về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước đó.
Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu
Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.
Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?
Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.
Những biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ
Không phải ai cũng biết rằng, một sản phẩm có thể có nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể tận dụng được quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất?
Rắc rối về sở hữu trí tuệ nhìn từ câu chuyện của cà phê Napoli, đầu karaoke Arirang
Đăng ký sở hữu trí tuệ là chuyện đặc biệt quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm khi CPTPP có hiệu lực, tuy nhiên đây không phải là một công việc dễ dàng trong bối cảnh năng lực doanh nghiệp Việt hiện tại.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.