Doanh nghiệp
Công ty bất động sản thua lỗ sau khi huy động ngàn tỷ trái phiếu
Dù huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, đa phần các công ty đều "vô danh" trên thị trường và hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đây công bố kết quả kinh doanh tóm tắt của một số doanh nghiệp vừa phát hành trái phiếu. Theo đó, hàng loạt các công ty bất động sản đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu doanh nghiệp cho thấy kết quả kinh doanh rất kém.
Cụ thể, nhóm công ty bất động sản gồm TNHH Bất động sản Hoa Anh Đào; TNHH Bất động sản Hoa Phượng; TNHH bất động sản Lan Việt đều huy động thành công 466 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp vào ngày 28/12/2018, tổng cộng thu về 1.398 tỷ đồng. Cả 3 công ty này đều báo cáo lỗ trong nửa đầu năm nay.
Công ty TNHH bất động sản Hoa Phượng báo lỗ 27,54 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu chỉ 55,64 tỷ đồng. Công ty TNHH bất động sản Hoa Anh Đào báo lỗ 28,4 tỷ đồng; công ty TNHH bất động sản Lan Việt lỗ 21,12 tỷ đồng.
Hay thời điểm cuối năm ngoái, một cái tên lạ là Công ty TNHH Thương mại tổng hợp An Thịnh bất ngờ huy động được tới 5.500 tỷ đồng thông qua 2 đợt phát hành trái phiếu vào tháng 9 và tháng 10. Các trái phiếu này có kỳ hạn 14 và 15 tháng, riêng trong 6 tháng đầu năm, Công ty An Thịnh đã trả hơn 205 tỷ đồng tiền lãi. Hoạt động kinh doanh của An Thịnh cũng không mấy khả quan khi 6 tháng đầu năm, công ty báo lỗ gần 8 tỷ đồng.
Lỗ lớn nhất trong đợt công bố này phải kể đến Công ty Du lịch Hòn Một. Năm ngoái, công ty này thực hiện 2 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị 6.300 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn chỉ là 12 tháng và trong 6 tháng đầu năm nay số lãi phải trả lên đến gần 280 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Du lịch Hòn Một tỏ ra không mấy sáng sủa khi báo lỗ 324 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay.
Dễ thấy, đa phần những công ty kể trên đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, dù huy động thành công hàng chục ngàn tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, các công ty kể trên hầu hết đều là những cái tên ‘vô danh’ trên thị trường.
Một số công ty thoát lỗ cũng có hiệu quả hoạt động rất thấp. Hồi tháng 5, Công ty Dịch vụ NewCo công bố phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu cho Techcombank với lãi suất kỳ đầu tiên là 10,35%. Công ty này đã sử dụng cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup và các quyền lợi từ một phần của siêu dự án Grand World tại Phú Quốc để đảm bảo khả năng thanh toán trái phiếu. Trước đợt phát hành này, NewCo có kế hoạch huy động 6.000 tỷ nhưng không được thực hiện.
Dù không thua lỗ như các công ty trên, nhưng NewCo cũng có kết quả kinh doanh đáng thất vọng khi lãi 180 triệu đồng trên vốn chủ sở hữu 1.575 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Phát triển du lịch Vinasa, đơn vị phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu vào tháng 10 năm ngoái, được biết đến là cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Vinasia báo lãi 10,5 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu 1.310 tỷ đồng.
Chứng khoán Techcombank (TCBS) thể hiện vai trò đặc biệt trong các thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp khi là đơn vị sắp xếp các đợt phát hành kể trên. Bất chấp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều ít tên tuổi và hoạt động kinh doanh kém, mọi đợt phát hành đều diễn ra thành công.
Việc kinh doanh thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp đặt ra câu hỏi về khả năng thanh toán lãi và gốc trái phiếu khi đến hạn của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quy mô lớn trong thời gian vừa qua, dù đến nay chưa có doanh nghiệp nào "chậm thanh toán".
Đối với các trái phiếu có tài sản bảo đảm sẽ được TCBS trong vài trò là tổ chức quản lý tài sản bảo đảm giám sát thường xuyên và yêu cầu doanh nghiệp phát hành bổ sung nếu giá trị tài sản đảm bảo suy giảm, đặc biệt là tài sản có giá thị trường biến động liên tục như cổ phiếu niêm yết.
Theo dữ liệu của HOSE, TCBS giữ vững thị phần số 1 về môi giới trái phiếu doanh nghiệp với 82,03%. Riêng sản phẩm iBond, trái phiếu doanh nghiệp dành cho khách hàng cá nhân đã được TCBS phân phối tới hơn 21 nghìn nhà đầu tư với quy mô hơn 71 nghìn tỷ đồng kể từ khi ra mắt.
Ngoài ra, Công ty quản lý quỹ Techcombank (TechcomCapital) cũng đang quản lý một quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất trên thị trường tài chính Việt Nam với quy mô hơn 15 nghìn tỷ đồng.
Gần đầy, NHNN đã có động thái kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng, đặc biệt là với mục đích đầu tư vào các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản để hạn chế rủi ro. Techcombank, ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất hệ thống giảm 30% quy mô đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong quý 3.
Công ty xây dựng 'vô danh' vay gần 16.000 tỷ đồng bằng trái phiếu
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.