Tài chính
Công ty tài chính của HDBank vay vốn Vietinbank tại Đức?
Ngày càng có nhiều công ty tài chính tiêu dùng gia nhập thị trường, không chỉ cạnh tranh cho vay, các công ty tài chính còn chạy đua trong việc huy động vốn chi phí thấp để cung cấp cho khách hàng.
Lợi nhuận hấp dẫn trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng trong các năm qua đã thu hút nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường này. Sau khi MBBank giới thiệu MCredit năm ngoái, gần đây SHB cho ra mắt thương hiệu SHB Finance.
Các công ty tài chính như EVNFC và Tài chính Xi măng - CFC cũng bước chân vào thị trường này với các thương hiệu Easy Credit và VietCredit.
Trước đó, thị trường cho vay tiêu dùng đã có khoảng 10 công ty tham gia với thị phần chủ yếu nằm trong tay FE Credit, HDSaison, Home Credit và Prudential Finance (đã bán cho tập đoàn Shinhan của Hàn Quốc).
Sự xuất hiện của các thương hiệu cho vay tiêu dùng mới cho thấy thị trường này còn nhiều cơ hội phát triển. Một báo cáo của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ tăng trưởng bình quân 29% mỗi năm trong vài năm tới.
Tuy nhiên sau thời gian bùng nổ về quy mô cho vay và mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty cho vay, thị trường tài chính tiêu dùng đã bước sang một giai đoạn mới với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn giữa các công ty cho vay.
Gần đây, nhằm tăng thêm thị phần, nhiều công ty tài chính tiêu dùng đã đẩy mạnh sản phẩm cho vay tiền mặt. Khác với cho vay mua điện thoại, xe máy hay ô tô, cho vay tiền mặt được đánh giá có tính rủi ro cao hơn nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ tăng cao hơn so với cho vay mua các sản phẩm truyền thống.

Không chỉ cạnh tranh cho vay, các công ty tài chính còn chạy đua trong việc huy động vốn chi phí thấp để cung cấp cho khách hàng. Trong đó, các công ty như HDSaison và FE Credit sẽ có lợi thế hơn nhờ uy tín của ngân hàng mẹ.
HDSaison, công ty tài chính có quy mô cho vay khoảng 10.000 tỷ đồng của HDBank, ngoài sử dụng nguồn vốn từ HDBank còn được cung cấp vốn từ các ngân hàng nước ngoài như MayBank và Qatar Nation SAQ.
Một nguồn tin cho biết, tháng 3 năm nay, giá trị các tài sản thế chấp theo một hợp đồng của HDSaison tại ngân hàng mẹ đã lên tới 1.900 tỷ đồng. Đây chính là các khoản phải thu từ hàng chục nghìn khoản cho vay khách hàng của HDSaison.
Trước đó, từ đầu năm 2016, HDSaison đã hợp tác với ngân hàng Qatar Nation SAQ, chi nhánh Singapore. Quy mô các tài sản thế chấp của công ty tại chi nhánh ngân hàng này lên tới 25 triệu USD và giảm dần trong 2 năm qua.
Đáng chú ý, đầu năm ngoái, HDSaison ký một hợp đồng thế chấp với Vietinbank và Maybank (Malaysia), trong đó một phần tài sản thế chấp của HDSaison được thế chấp tại Vietinbank ở Đức.
Quy mô các khoản thế chấp hợp đồng này có thời điểm lên đến gần 900 tỷ đồng và đã giảm về mức 634 tỷ đồng tháng trước. Thông thường bên nhận thế chấp là bên cung cấp vốn cho HDSaison, tuy nhiên, ngân hàng từ chối cung cấp thông tin về giao dịch này.
Công ty FE Credit với vị trí thống lĩnh trên thị trường tài chính tiêu dùng cũng tỏ ra vượt trội trong việc huy động vốn quốc tế. Trong đó, Credit Suisse và Deutsche Bank đóng vai trò lớn trong việc thu xếp vốn cho FE Credit. Công ty này cũng có các khoản vay từ các ngân hàng tại Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia.
Hồi đầu năm nay, quỹ Lion Asia tại HongKong cung cấp 50 triệu USD cho FE Credit để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Ước tính tổng giá trị các khoản vay FE Credit thu xếp được lên tới 362 triệu USD.
Ngoài ra, ngân hàng mẹ VPBank liên tục tăng vốn điều lệ cho FE Credit. Cụ thể, tháng trước, vốn điều lệ của FE Credit đã tăng lên 7.328 tỷ đồng. Cuối năm ngoái, VPBank cũng thực hiện đợt tăng vốn cho FE Credit từ 2.790 tỷ đồng lên 4.474 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng của các công ty tài chính tiêu dùng đang có dấu hiệu chững lại. Điều này diễn ra sau những thông tin tiêu cực liên quan tới hoạt động vay tín chấp được truyền thông công bố rộng rãi.
Tổng giá trị cho vay của FE Credit, công ty lớn nhất thị trường chỉ tăng 3,5% trong 2 quý đầu năm. Dư nợ cho vay của HDSaison thậm chí còn giảm nhẹ trong quý II vừa qua. Tổng quy mô cho vay tiêu dùng của hai công ty này đến giữa năm 2018 là hơn 56.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chấn chỉnh cho vay tiêu dùng
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.