Tài chính
Công ty thành viên Trung Nam chậm thanh toán 1.500 tỷ đồng trái phiếu
Các nhà máy điện gió chưa vận hành công suất tối đa, trong khi tốc độ gió thấp hơn dự kiến và EVN chậm thanh toán tiền khiến công ty chưa thể thu xếp đủ tiền thanh toán trái phiếu đến hạn.
Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận với trái chủ để lùi thời gian thanh toán gốc và lãi lô trái phiếu 1.500 tỷ đến ngày 4/8. Lô trái phiếu này phát hành năm ngoái đã đáo hạn vào ngày 30/6 vừa qua.
Giải trình lý do chậm thanh toán, công ty thành viên của tập đoàn Trung Nam nêu ra nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là các nhà máy điện thuộc sở hữu của công ty mới COD cuối năm 2021 và vẫn trong gian đoạn cân chỉnh nên chưa vẫn hành tối đa công suất.
Bên cạnh đó ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu cả nước, tốc độ gió thực tế trong năm 2022 thấp hơn mức trung bình dự kiến, khiến doanh thu các dự án điện không đạt theo kế hoạch.
Đồng thời tình hình lãi suất tăng cao, làm giảm dòng tiền và EVN chậm thanh toán tiền cho các dự án của công ty.
Ngoài lô trái phiếu nêu trên, doanh nghiệp này còn phát hành thêm một lô trái phiếu nữa hồi tháng 8 năm ngoái với tổng giá trị 500 tỷ đồng, đáo hạn vào tháng 8 năm 2024.
Đến cuối năm 2022, Trung Nam Renewable Energy có vốn chủ sở hữu hơn 10.655 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của công ty là 2,36 lần, tương ứng số nợ phải trả là 25.148 tỷ đồng. Ước tính tổng tài sản của công ty đạt mức 35.803 tỷ đồng.
Khác với nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời thua lỗ lớn, công ty thành viên của Trung Nam báo lãi 280 tỷ đồng năm ngoái và 77 tỷ đồng năm 2021.
Trungnam Group nổi lên trong những năm gần đây với loạt dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn tại Việt Nam. Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch Trung Nam Group cho biết, doanh nghiệp đã và đang triển khai hàng chục dự án năng lượng, điện gió, điện mặt trời, với tổng vốn đầu tư khoảng 55.000 tỷ đồng. Khoảng một nửa số vốn này, tập đoàn huy động qua các khoản vay và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Với quy mô phát hành đó, ước tính mỗi năm Trung Nam phải trả lãi trái phiếu khoảng 2.800 tỷ đồng. Con số này so với quy mô doanh thu tập đoàn khoảng 8.000 tỷ đồng là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên gần đây nhiều doanh nghiệp liên quan đến Trung Nam công bố chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu.
Giữa năm ngoái, Trung Nam có kế hoặc huy động gần 1 tỷ USD để tiếp tục phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Bloomberg đưa tin, tập đoàn có thể bán 30% -35% danh mục đầu tư chủ yếu là các dự án điện gió và điện mặt trời.
Trước đó năm 2021, Trung Nam bán 49% cổ phần dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc cho ACIT và 35% cổ phần dự án điện gió Trung Nam cho Hitachi SE của Nhật Bản.
Thế khó của VNDirect khi đầu tư trái phiếu Trung Nam
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.