Doanh nghiệp
Coteccons tham vọng ‘Go Global’
Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.
Thị trường nước ngoài đã có doanh thu
Cuối năm ngoái, Công ty CP Xây dựng Coteccons đã công bố mở mở rộng hoạt động xây dựng ra thị trường quốc tế khi thành lập công ty con là Coteccons Constructions Inc. Công ty có vốn đầu tư là 5 triệu USD, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng.
Đến cuối tháng 3/2024, Coteccons quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại thị trường này.
Mới đây nhất, ngày 15/8, Hội đồng quản trị Coteccons tiếp tục thông qua thành lập mới công ty con để đầu tư ra nước ngoài khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng và chỉ định Chủ tịch Bolat Duisenov làm người đại diện theo ủy quyền duy nhất của Coteccons tại công ty con.
Tại buổi đối thoại với nhà đầu tư gần đây, ông Trần Ngọc Hải, Giám đốc điều hành Coteccons cho biết hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo hai hình thức.
Đầu tiên, khi đã khẳng định được uy tín với các chủ đầu tư, khách hàng tại thị trường trong nước, khi các chủ đầu tư có mong muốn và thực hiện đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư đã mong muốn Coteccons có thể theo cùng họ phát triển các dự án ở thị trường nước ngoài.
Đơn cử như trường hợp Coteccons đang triển khai dự án của VinFast tại Ấn Độ sau khi đã liên tục hợp nhiều dự án trong nước với tập đoàn VinGroup, với VinFast.
Và thứ hai, Coteccons sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội ở thị trường tiềm năng. Trong đó, Công ty đang đấu thầu một số dự án ở nước ngoài, đồng thời sẽ tiếp tục tham gia đầu tư ở thị trường nước ngoài bằng nhiều cách thức khác nhau như trực tiếp tham gia đấu thầu, liên doanh tham gia dự thầu và cũng có thể là thực mua bán – sáp nhập (M&A) các đơn vị xây dựng tiềm năng ở nước sở tại.
“Chúng tôi sẽ mở chi nhánh, tìm kiếm những thị trường mới có thể mang lại nguồn thu bền vững cho Coteccons”, ông Hải chia sẻ.
Chia sẻ kỹ hơn về lý do đầu tư, Chủ tịch Coteccons, ông Bolat Duisenov cho biết, một vài khách hàng của Coteccons tại Việt Nam là những tập đoàn toàn cầu. Họ rất hài lòng với chất lượng xây dựng của Coteccons tại Việt Nam. Vì vậy, khi mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác, những tập đoàn này đã mời Coteccons đi theo.
“Đó cũng là chiến lược của chúng tôi mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng. Coteccons là công ty lấy khách hàng làm trung tâm, vì vậy chúng tôi rất vui mừng khi được tín nhiệm”, ông Bolat Duisenov chia sẻ.
Chủ tịch Coteccons cũng cho biết, việc mở rộng sang các thị trường mới cũng đi kèm nhiều thách thức như vấn đề pháp lý, môi trường hoạt động, mô hình kinh doanh mới…
Đến nay, các dự án nước ngoài vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu nhưng có tín hiệu tích cực. Quá trình dịch chuyển này có thể mất 2 – 3 năm, song ban lãnh đạo Coteccons cảm thấy công ty đang đi đúng hướng. Công ty sẽ đi từ từ nhưng vững chắc theo đuổi định hướng này.
“Tuần trước, tôi đã có chuyến công tác ở Mỹ. Trải nhiệm của tôi là đội ngũ Coteccons làm việc cật lực, nhưng lại quá chú trọng chuyện thắng thầu. Tôi thấy có sự mất kết nối giữa đội ngũ tại Mỹ và Coteccons tại Việt Nam.
Chúng tôi không muốn quá nóng vội, có dự án bằng mọi giá, trong khi không mang được văn hóa Coteccons sang thị trường nước ngoài. Hiện tại, doanh thu tại Mỹ là vài triệu USD, nhưng chúng tôi sẽ không vì con số này mà mất đi nền tảng đã xây dựng”, ông Bolat nói.
Coteccons dịch chuyển trọng tâm
Trong khi hoạt động mở rộng thị trường ra nước ngoài mới mang tính chiến lược, thì tại thị trường trong nước, Coteccons cũng có sự thay đổi đáng kể
Kết thúc năm tài chính 2024, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm tài chính 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 300 tỷ đồng, tăng 350% so với cùng kỳ.
Đây là kết quả tốt nhất của Coteccons kể từ khi ông Bolat Duisenov nắm quyền đồng thời cũng là thành tích tăng trưởng ấn tượng nhất của một doanh nghiệp xây dựng trong năm vừa qua.
Đáng chú ý, cơ cấu doanh thu năm tài chính 2024 cho thấy sự vượt trội của mảng xây dựng công nghiệp với tỷ trọng hơn 50%. Trong khi đó, mảng xây dựng dân dụng chiếm hơn 40% và khoảng 5% là mảng xây dựng du lịch – nghỉ dưỡng.
Có thể thấy, Coteccons đã chuyển đổi trọng tâm sang xây dựng công nghiệp, thay vì xây dựng dân dụng như trước đây.
Theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, sự chuyển mình này cho thấy Coteccons đã bước đầu đạt được sự cân bằng về nguồn thu, không lệ thuộc vào mảng xây dựng dân dụng như thời kỳ trước.
Đây là điều rất quan trọng, bởi thị trường bất động sản được nhìn nhận là chưa vượt qua khủng hoảng, đơn hàng còn hạn chế và nhiều chủ đầu tư vẫn gặp khó về dòng tiền, có thể gây rủi ro tài chính cho nhà thầu.
Mặt khác, Coteccons đã đạt được điểm đột phá quan trọng về năng lực. Các dự án xây dựng công nghiệp mà Coteccons có được hầu hết đến từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây được xem những khách hàng “khó tính” bậc nhất thị trường.
“Những gì có được hôm nay là thành quả của 18 – 20 tháng trước. Tôi muốn nhắc lại là từ 3 năm trước, chúng tôi đã quyết định dịch chuyển trọng tâm từ dân dụng sang công nghiệp. Quyết định này bây giờ mới chứng minh được bằng những thành quả”, chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ:
Hiện tại, Coteccons tiếp tục tham gia lĩnh vực hạ tầng. Trong đó, doanh nghiệp có tham các dự án hạ tầng lớn ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), Long An, làm đường liên tỉnh nối TPHCM với Long An, làm các dự án hạ tầng ở dự án Lego..., ban lãnh đạo Coteccons kỳ vọng doanh thu của mảng hạ tầng sẽ tăng lên trong tương lai gần.
Chia sẻ kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2025, ban lãnh đạo Coteccons cho biết triển vọng kinh doanh của công ty khá tích cực. Backlog của doanh nghiệp hiện đạt hơn 30.000 tỷ đồng, riêng cho năm 2025 là hơn 22.000 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng, đảm bảo nền tảng doanh số cho công ty trong năm tới đây.
Về tình hình công nợ, lũy kế tới năm 2024, Coteccons đã trích lập dự phòng khoảng 1.400 tỷ đồng, riêng năm 2024 trích lập 275 tỷ đồng, hoàn nhập dự phòng 70 tỷ đồng.
“Kế hoạch trích lập năm tới sẽ được tính toán và thông báo tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Nhưng tôi chắc chắn con số trích lập năm tới sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Khi thu hồi được nợ, lợi nhuận của công ty sẽ được nâng lên”, tổng giám đốc Trần Ngọc Hải cho biết.
Chủ tịch Bolat Duisenov cũng cho biết tình hình tài chính của Coteccons khá lành mạnh, doanh nghiệp cũng đạt được hết những chỉ tiêu để trở thành công ty tỷ USD. Vì vậy "mục tiêu vốn hóa tỷ đô không phải khó khăn".
Khát vọng “Industry Leader” của Coteccons
Coteccons nâng mục tiêu lợi nhuận
Coteccons đã điều chỉnh kế hoạch năm tài chính năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận sau thuế được nâng từ 274 tỷ đồng lên mức từ 288-296 tỷ đồng, tăng từ 5-8%.
Ricons dự phòng 220 tỷ đồng nợ khó đòi từ Coteccons
Khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi từ Coteccons khiến kết quả lợi nhuận ròng của Ricons rơi về mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Coteccons mua 2 công ty nhôm kính và cơ điện
Coteccons vừa mua lại toàn bộ vốn của hai doanh nghiệp nhôm kính và cơ điện có nhiều kinh nghiệm trong thi công sân bay, giao thông công cộng.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.