Tiêu điểm
Covid-19 bùng phát tại Đông Nam Á tác động xấu tới chuỗi cung ứng toàn cầu
Khu vực Đông Nam Á là mắt xích quan trọng trong thương mại toàn cầu đang rơi vào tình cảnh bế tắc, gây áp lực cho nhiều chuỗi cung ứng quan trọng.
Những tác động của Covid-19 vào năm 2020 cùng sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez là lời cảnh tỉnh cho nền kinh tế toàn cầu khi chỉ ra được những điểm bất cập và tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, khi những giải pháp kiện toàn chuỗi cung ứng chưa kịp phát huy tác dụng, chuỗi cung ứng tiếp tục rơi vào bế tắc bởi những trung tâm sản xuất quan trọng trên thế giới, từ Ấn Độ cho tới Đông Nam Á liên tục chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch, đặc biệt là biến thể Delta.
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng toàn cầu về dịch bệnh khi số lượng ca nhiễm liên tục tăng cao. Các nền kinh tế năng động tại khu vực này như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đều rơi vào tình trạng báo động.
Những biện pháp hạn chế được ban bố với kỳ vọng kiểm soát dịch bệnh, đồng thời cũng khiến nhiều hoạt động kinh tế rơi vào bế tắc. Các nhà máy, công xưởng phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động với công suất thấp. Điều kiện di chuyển cũng được thắt chặt nghiêm ngặt, hoạt động vận tải, lưu chuyển hàng hóa tắc nghẽn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh gián đoạn tại Đông Nam Á ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khi khu vực này là nguồn cung ứng cho nhiều lĩnh vực quan trọng.
Điện tử, cơ khí nằm trong số những lĩnh vực chịu thiệt hại nhiều nhất bởi thiết bị điện tử và chất bán dẫn chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của khu vực này. Malaysia là đối tác cung ứng tới 24% nhu cầu chất bán dẫn cho Mỹ. Indonesia cũng đang trở thành thế lực mới trong chuỗi cung ứng sản xuất pin, nhờ vào trữ lượng lithium và niken dồi dào.
Trong khi đó, Việt Nam “cứ điểm” sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính và máy tính bảng với sự xuất hiện của một loạt ông lớn như Samsung, Foxconn, Intel… Thái Lan và Malaysia là những địa điểm quan trọng của ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu.
Sự đình trệ trong sản xuất của khu vực Đông Nam Á làm trầm trọng thêm cơn khủng hoảng do thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu, khiến một loạt tập đoàn công nghệ lớn đứng trước nguy cơ chịu thiệt hại.
Sản xuất ô tô toàn cầu cũng gián đoạn do thiếu đầu vào. Một số nhà máy của Nissan, Toyota, Honda… tại Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ đã phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản lượng do khan hiếm nguồn cung từ Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.
Ở Việt Nam, dịch bệnh bùng phát tại các khu công nghiệp từ tháng 5 khiến nhiều nhà máy điện tử phải tạm ngưng hoạt động. Sau đó, TP.HCM và Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội cũng gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp điện tử. Mới đây, Intel Việt Nam đã đề nghị TP.HCM sớm kết thúc giãn cách để doanh nghiệp không phải chịu thêm thiệt hại, tránh hiện tượng dòng vốn đầu tư rời khỏi đất nước.
Nông nghiệp và thực phẩm cũng đang phải chịu ảnh hưởng do dịch bệnh tại Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đang phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp khơi luồng lưu thông cho gạo cũng như nhiều loại nông sản khác khi đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất đất nước đang thực hiện giãn cách xã hội.
Sản xuất và xuất khẩu nông sản tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia, nơi có những mặt hàng nông sản quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm thế giới cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn.
Theo ghi nhận của VTV tại châu Âu, giá cá nông sản có xuất xứ từ châu Á đang ở mức cao và có thể sẽ tăng hơn nữa nếu có đứt gãy trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nông sản tại thị trường này đang phải tiến hành tích trữ hàng.
Giá một số thực phẩm chế biến lấy nguyên liệu có nguồn gốc Đông Nam Á tại Nhật Bản đang tăng do sản lượng xuất khẩu nông sản tại khu vực này suy giảm. Theo Nikkei Asia Review, xuất khẩu dầu cọ từ Malaysia giảm khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra kế hoạch có thể tăng giá bơ thực vật lên hơn 12%.
Mặt hàng thịt gia cầm cũng đứng trước nguy cơ khi Thái Lan cung cấp tới 25% nhu cầu thịt gà cho Nhật Bản. Các đơn hàng bị trì hoãn khiến doanh nghiệp Nhật lên kế hoạch tìm kiếm nhà cung ứng ở những nơi khác.
Thị trường cà phê toàn cầu thiếu hụt nguồn cung bởi dịch bệnh tại Đông Nam Á cũng như vấn đề thời tiết ở Brazil khiến giá cà phê được ghi nhận ở một số sàn giao dịch quốc tế đang có xu hướng tăng.
Nikkei Asia Review dẫn lời một doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, hiện tại, tình trạng chưa quá tồi tệ, tuy nhiên các doanh nghiệp đang lên kế hoạch để ứng phó trong trường hợp dịch bệnh tại ASEAN tiếp tục kéo dài.
Ngành thủy sản gãy đà phục hồi vì làn sóng Covid-19 mới
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.