Tăng trưởng GDP quý I thấp nhất trong một thập kỷ
Quý I/2020 có hai ngành tăng trưởng âm, gồm nông nghiệp và khai khoáng.
Nguyên nhân chính khiến CPI tháng 3 giảm là ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.
Theo báo cáo hôm nay của Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước. Đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Nguyên nhân chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tăng lần lượt 4,87% và 5,56%.
Trong mức giảm 0,72% của CPI tháng 3/2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm.
Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,87%, chủ yếu do tác động của điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 29/2/2020 và 15/3/2020 làm giá xăng, dầu giảm 9,83% (tác động làm CPI chung giảm 0,43%) và giá dịch vụ giao thông công cộng giảm. Cụ thể, giá vé máy bay giảm 41%; giá vé tàu hỏa giảm 12%; giá vé taxi giảm 0,07%.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4% do nhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội của người dân giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, giá các tour du lịch trong nước giảm 5%, du lịch ngoài nước giảm 4,5%; giá khách sạn, nhà nghỉ giảm 1,6%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%, trong đó: lương thực tăng 1,09%; thực phẩm giảm 0,89%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,01%.
Theo Tổng cục thống kê, giá lương thực tăng chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng, dự trữ gạo của người dân và giá gạo xuất khẩu tăng, giá gạo tháng 3/2020 tăng 1,4% so với tháng trước.
Trong khi đó, giá thực phẩm giảm do giá thịt lợn giảm 0,02%; giá các loại thịt gia cầm tươi sống giảm 4,6%, giá trứng gia cầm giảm 2%; giá thủy sản tươi sống giảm 1,2%; giá rau tươi giảm 0,8%. Bên cạnh đó, giá các loại quả tươi giảm 1,9% do hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25% (giá gas giảm 5,91% do giá gas trong nước điều chỉnh giảm làm CPI chung giảm 0,07% và giá dầu hỏa giảm 12%); may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do giá dịch vụ giúp việc gia đình tăng 0,64% và nhu cầu sử dụng các loại vật phẩm tiêu dùng gia đình trong mùa dịch Covid-19 tăng. Cụ thể, giá xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,09%, giấy vệ sinh tăng 0,23%, đồ điện tăng 0,08%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; nhóm giáo dục tăng 0,04%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
CPI bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,56%; CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019.
CPI quý I năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: lương thực tăng 1,51% (tác động làm CPI chung tăng 0,07%), thực phẩm tăng 13,21% (tác động làm CPI chung tăng 2,99%), trong đó: giá thịt lợn tăng 58,81% (đóng góp 2,47% vào mức tăng CPI chung); giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng 1,8%; giá các loại quần áo may sẵn tăng 1,19%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,52% (tác động làm CPI chung tăng 0,04%);
Thứ hai, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm giá rau trong quý I/2020 tăng 4,14% do rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam; đồng thời làm giá các mặt hàng thuốc y tế, điện sinh hoạt và nước sinh hoạt tăng cao, lần lượt là 1,43%; 9,89% và 4,75%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI quý I/2020, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI.
Đầu tiên, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 5 đợt kể từ đầu năm với giá xăng A95 giảm 4.180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 3.830 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 3.560 đồng/lít.
Thứ hai, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,74% so với cùng kỳ năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm (giá vé máy bay quý I/2020 giảm 16,2% so với cùng kỳ năm trước).
Thứ ba, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường.
Lạm phát cơ bản tháng 3/2020 giảm 0,06% so với tháng trước và tăng 2,95% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Quý I/2020 có hai ngành tăng trưởng âm, gồm nông nghiệp và khai khoáng.
Yêu cầu này được Thủ tướng nêu trong Chỉ thị số 15/CT-TTg vừa ban hành để thực hiện quyết liệt đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19.
Các ngành hàng về sức khỏe, các nền tảng thương mại điện tử cùng các kênh mua sắm mới sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ dịch Covid-19.
Thủ tướng đặt vấn đề về việc có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.