CPTPP đã phát huy tác dụng với kinh tế Việt Nam

Minh Anh Thứ năm, 06/06/2019 - 18:24

Trong bốn tháng thực hiện Hiệp định CPTPP, thương mại của Việt Nam với Canada đã tăng trên 70%, Mexico tăng trên 8% và với Nhật đã tăng 4%.

Thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên của CPTPP đã tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo Phó thủ tướng, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Việt Nam tham gia hiệp định cùng với 11 nước. Ngay sau khi hiệp định có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 14/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực hiện. Trong đó, xác định nhiệm vụ triển khai hiệu quả các cam kết của hiệp định này và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện.

Cho đến nay đã có 21 bộ, ngành và 54 địa phương ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP. Chính phủ đang xây dựng, sửa đổi, bổ sung tám luật liên quan đến việc thực hiện của Việt Nam trong các cam kết của hiệp định này và bốn nghị định quy định chi tiết việc thực hiện một số điều luật của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quản lý ngoại thương và Luật An toàn thực phẩm. 

Kết quả bước đầu trong 4 - 5 tháng thực hiện Hiệp định CPTPP vừa qua là rất khả quan, thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên của CPTPP đã tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn cử như thương mại của Việt Nam đối với Canada đã tăng trên 70%, với Mexico tăng trên 8% - đây là những nước Việt Nam không có hiệp định thương mại tự do. Với Nhật, Việt Nam đã có hiệp định trong khuôn khổ ASEAN nhưng thương mại trong vòng bốn tháng vừa qua cũng đã tăng 4%. Điều này cho thấy CPTPP đã bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. 

CPTPP mở toang cánh cửa Mexico cho dệt may Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ông Minh cũng cho rằng, Việt Nam cũng đang phải đối diện với một số vướng mắc, thách thức trong việc thực hiện hiệp định này. Theo đó, đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tiêu chuẩn cao, ngay cả trong lĩnh vực dệt may là thế mạnh của Việt Nam cũng có những quy định rất chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa. 

Để tận dụng được thuế giảm về 0% hoặc mức thuế thấp, dệt may Việt Nam phải bảo đảm được xuất xứ hàng hóa, đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, Việt Nam có thể sẽ phải đối phó với hàng hóa nước ngoài gian lận xuất xứ để hưởng các ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, trong đó có CPTPP.

Thứ ba, các tranh chấp về đầu tư trong các hiệp định. Theo đó, CPTPP có những điều khoản cho phép các doanh nghiệp đầu tư có thể khởi kiện Chính phủ. Điều này đòi hỏi  Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật, không để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện Chính phủ khi thực hiện các hiệp định này.

Mặt khác, khi thực thi các cam kết trong CPTPP, gần 66 mặt hàng vào Việt Nam có mức thuế giảm xuống 0%, một số mặt hàng sẽ giảm sau ba năm và sau 11 năm sẽ xóa bỏ 100%. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng hàng hoá để cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài. 

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy nhanh công tác hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý và các văn bản pháp luật để thực thi hiệu quả CPTPP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ những mặt thuận lợi, cơ hội và thách thức của hiệp định thương mại này, tận dụng những cơ hội của hiệp định để thúc đẩy các hoạt động thương mại mạnh mẽ hơn nữa, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế

Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm
Theo các chuyên gia, lợi ích lớn nhất mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế chứ không phải khía cạnh kinh tế.
Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế

Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm
Theo các chuyên gia, lợi ích lớn nhất mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế chứ không phải khía cạnh kinh tế.
CPTPP sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi ngay lập tức về thương mại

CPTPP sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi ngay lập tức về thương mại

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Ngân hàng HSBC, Việt Nam có thể kỳ vọng hưởng lợi ngay lập tức về mặt thương mại, đặc biệt trong các hoạt động xuất khẩu nhờ việc cắt giảm thuế trong lĩnh vực dệt may và giày dép từ phần lớn các nước thành viên CPTPP.

Ngành da giày kỳ vọng tăng trưởng 20% xuất khẩu nhờ CPTPP

Ngành da giày kỳ vọng tăng trưởng 20% xuất khẩu nhờ CPTPP

Tiêu điểm -  6 năm

Thiếu tầm nhìn và chưa biết xây dựng chiến lược đang là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập CPTPP.

'CPTPP mở ra môi trường kinh doanh rất rủi ro cho Việt Nam'

'CPTPP mở ra môi trường kinh doanh rất rủi ro cho Việt Nam'

Tiêu điểm -  6 năm

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, tham gia CPTPP đang đặt Việt Nam trước nhiều thách thức rất lớn đòi hỏi sự quyết tâm của cả xã hội để vượt qua khó khăn, tận dụng hiệu quả các thuận lợi do hiệp định này mang lại.

ILO nhận định CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động

ILO nhận định CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động

Phát triển bền vững -  6 năm

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết, CPTPP đặt ra những yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  10 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  13 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Tiêu điểm -  18 giờ

Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Tiêu điểm -  19 giờ

Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  9 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  9 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  10 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Vàng -  12 giờ

Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  12 giờ

KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  13 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".