CPTPP mở toang cánh cửa Mexico cho dệt may Việt Nam
Nhã Nam
Thứ năm, 25/04/2019 - 10:27
Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico cam kết sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với dệt may Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.
Việc ban hành Thông tư nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong CPTPP và 02 Thư song phương giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP.
Thông tư bao gồm 5 Chương với 12 Điều, quy định ưu đãi thuế theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP, nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan và giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Để thực việc cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo CPTPP, việc cấp Chứng thư xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP được quy định tại Điều 6 dự thảo Thông tư như sau:
Cấp Chứng thư xuất khẩu tự động cho thương nhân theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử và theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi hạn ngạch thuế quan được cấp hết.
Cấp Chứng thư xuất khẩu khi thương nhân đã xuất khẩu lô hàng. Theo cơ chế này thương nhân phải thường xuyên theo dõi cấp hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu.
Ngoài ra, Thông tư quy định thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP (bao gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin với Bộ Công Thương để thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, với 11 nước thành viên, CPTPP là Hiệp định quan trọng, mang tới nhiều cơ hội cho Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng. Trong CPTPP, có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm Canada, Chile, Mexico và Peru.
Trong số này, có tới 3 nước mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực gồm Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%).
Trong những năm qua, Việt nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, chiếm thị phần khoảng 6,5%, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ. Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với hàng dệt may.
Ngày 1/3/2019, Mexico thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25-30% đối với sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có thỏa thuận FTA với quốc gia này. Đây là cơ hội để ta gia tăng thị phần tại thị trường này và thực tế kể từ sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, nhiều nhà nhập khẩu mới của Mexico quan tâm tìm hiểu nhà cung cấp của Việt Nam đối với các mặt hàng này.
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đang đặt những cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng thời mở toang cánh cửa cải thiện điều kiện lao động và thu nhập cho công nhân ngành này.
Những con số 99% và 74% công nhân may có thu nhập dưới mức lương đủ sống căn cứ trên mức lương sàn châu Á và mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu được Oxfam công bố trong báo cáo mới đây mang tới nhiều trăn trở.
Theo các chuyên gia ở Cục Xuất nhập khẩu, với CPTPP, các quy tắc xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, lỏng với ngành thủy sản và chặt với ngành dệt may so với các hiệp định thương mại khác.
Oxfam cho biết, tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương châu Á và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.