Cửa hàng tiện lợi phình to, tạp hóa teo tóp

Mộc Miên Thứ ba, 21/11/2017 - 14:14

Thị phần hàng tiêu dùng nhanh tại siêu thị và cửa hàng tiện lợi cùng tăng lần lượt lên 13% và 4% thì tại các cửa hàng tạp hóa lại giảm từ 27% xuống còn 25%.

Người tiêu dùng mua thực phẩm tại một cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods. Ảnh: M.M

Tăng trưởng gấp đôi trong hai năm

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc phát triển kinh doanh của công ty nghiên cứu thị trường Kanta Worldpanel VN cho biết, thị phần hàng tiêu dùng nhanh tại cửa hàng tiện lợi đang ngày càng tăng, từ 2-3% năm 2015 thì nay nâng lên 4%. 

Ông Hoàng dự đoán thị phần của hàng tiêu dùng nhanh tại cửa hàng tiện lợi sẽ còn tiếp tục tăng, đạt con số 8-10% vào năm 2022.

Dẫn số liệu của báo cáo nghiên cứu trường tiêu dùng nhanh tính trong 12 tuần gần nhất và kết thúc vào tháng 10/2017, ông Hoàng nêu rõ, thị phần hàng tiêu dùng nhanh tại siêu thị, đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi cùng tăng, lần lượt là 13% và 4%. Trong khi đó, thị phần hàng tiêu dùng nhanh tại các cửa hàng tạp hóa giảm từ 27% xuống còn 25%.

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, mô hình cửa hàng tiện lợi, diện tích khoảng 200m2, kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm là sự lựa chọn của nhiều nhà bán lẻ hiện nay vì vừa giải quyết được bài toán mặt bằng kinh doanh của đơn vị bán lẻ, vừa đáp ứng được nhu cầu mua sắm đầy đủ, nhanh, tiện lợi của người tiêu dùng thành thị, bận rộn.

“Nếu để ý sẽ thấy hiện nay các cửa hàng tiện lợi đang ngày càng mở rộng, len lỏi vào các khu dân cư, các chung cư… Nó chen vào giữa siêu thị, đại siêu thị và cửa hàng đường phố”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Thêm vào đó, ông Hoàng nhận định, các thương vụ mua bán sáp nhập và tăng cường đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã giúp cho kênh bán lẻ hiện đại, trong đó có cửa hàng tiện lợi tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, thị phần của các tiệm tạp hóa có xu hướng giảm.

Ở khu vực nông thôn, các tiệm tạp hóa quy mô vừa, hiện đại hơn tiếp tục là nam châm thu hút người mua. Bên cạnh đó, chợ truyền thống tiếp tục tăng trở lại chủ yếu nhờ các ngành hàng phi thực phẩm.

Những số liệu hồi tháng 9/2017 của Sở Công Thương TP.HCM khẳng định thêm sự tăng trưởng này. 

Cụ thể, tính tới cuối tháng 9-2017, toàn TP.HCM có 1.079 cửa hàng tiện lợi, bao gồm các cửa hàng chuyên kinh doanh về thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của cửa hàng tiện lợi giai đoạn 2014-2016 là 15%. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017 và các năm tiếp theo.

Hệ thống bán lẻ liên tục mở mới

Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Quan hệ công chúng - Tiếp thị của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, Saigon Co.op đã có 177 cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food và 70 cửa hàng tạp hóa hiện đại Co.op Smile (bao gồm cửa hàng do Saigon Co.op phát triển và cửa hàng nhượng quyền) ở TP.HCM.

Ông Huy cho biết, dự kiến trong năm 2018 Saigon Co.op sẽ phát triển lên khoảng 200 - 300 cửa hàng Co.op Smile tại TP.HCM. Tốc độ phát triển trung bình của cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food là 20 cửa hàng/năm.

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) cũng không ngừng phát triển hệ thống cửa hàng thực phẩm tiện lợi. Nếu như cuối tháng 2/2017 số lượng cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods tại TP.HCM là 100 thì tính đến ngày 2/11 con số này đã tăng lên 150, chưa kể 10 cửa hàng Satrafoods tại Cần Thơ.

Theo một đại diện của Satra, chỉ tính từ đầu năm 2017 đến ngày 2/11, Satra đã đưa vào hoạt động thêm 50 cửa hàng Satrafoods, trải dài khắp các quận huyện nội, ngoại thành TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, cụ thể là 140 cửa hàng ở TP.HCM và 10 cửa hàng ở TP. Cần Thơ. 

Được biết, từ nay tới cuối năm 2017, đơn vị này sẽ tiếp tục mở rộng, tăng số lượng cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods ở TP.HCM và Cần Thơ lên 160, ngoài ra sẽ mở thêm tại Bến Tre. Đơn vị này cũng kỳ vọng sẽ phát triển 300 cửa hàng trên cả nước vào năm 2020.

Chuỗi Bách Hóa Xanh của Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động cũng không ngừng phát triển, mở liên tục các cửa hàng tiện lợi.

Ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc Truyền thông của công ty, cho biết cho tới ngày 17/11, công ty đã có 240 cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM, tập trung tại các quận ngoại thành như Bình Tân, Tân Phú, Hóc Môn và Bình Chánh. 

Dự kiến, trong năm 2017, công ty sẽ nâng con số cửa hàng Bách Hóa Xanh lên xấp xỉ 300 và mở rộng vào các quận trung tâm thành phố.

Theo thông tin được đăng tải trên trang web của Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, thuộc tập đoàn Vingroup dự kiến đến cuối năm 2017, đơn vị này sẽ đưa vào hoạt động 1500 cửa hàng VinMart+. Xa hơn nữa, trong năm 2018, thương hiệu này sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới với mục tiêu 3.000 cửa hàng trên toàn quốc.

Các cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng không ngừng được mở ra tại TP.HCM. Cụ thể như cửa hàng tiện lợi B’s Mart hiện đã có hơn 170 cửa hàng; Shop&Go 71 cửa hàng chính và 19 cửa hàng nhượng quyền; Circle K có hơn 250 cửa hàng tại TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội; FamilyMart dự định mở 150 cửa hàng vào cuối năm 2017 và 300 cửa hàng vào năm 2018, Ministop có 91 cửa hàng, 7-Eleven vào Việt Nam vào tháng 6-2017 và nay đã mở 10 cửa hàng.
Theo thông tin đăng tải trên một số tờ báo, dẫn lại báo Nikkei, mục tiêu của 7-Eleven là phát triển 100 cửa hàng sau ba năm và nhân lên thành 1.000 cửa hàng sau 10 năm vào thị trường Việt Nam.

Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt

Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt

Tiêu điểm -  7 năm
Bắt đầu từ ngày 1-11, 76 sản phẩm, trong đó chủ yếu là thực phẩm, thức uống, sách tranh cho trẻ em, kem, bánh kẹo Nhật sẽ được đưa vào bán tại hệ thống các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt

Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt

Tiêu điểm -  7 năm
Bắt đầu từ ngày 1-11, 76 sản phẩm, trong đó chủ yếu là thực phẩm, thức uống, sách tranh cho trẻ em, kem, bánh kẹo Nhật sẽ được đưa vào bán tại hệ thống các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  13 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  16 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  17 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?